Syria là quốc gia Trung Đông có vị thế địa chính trị đặc biệt quan trọng đối với Đề án Đại Trung Đông của Mỹ.
Vị trí địa - chính trị cực quan trọng: Ai cũng thèm muốn
Về kinh tế, lănh thổ trên đất liền và vùng biển Địa Trung Hải thuộc chủ quyền của Syria ẩn chứa khối lượng dầu khí và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác được xếp vào loại lớn hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, Syria đóng vai tṛ trung tâm trên toàn bộ tuyến đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt có chiều dài 1.200km đi qua các nước Ả-rập tới nhiều nước. Mạng lưới đường ống dẫn khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ kết nối với tuyến đường ống dẫn năng lượng đang được xây dựng kéo dài tới 230km.
Về quân sự, ven bờ biển Syria có thể xây dựng nhiều hải cảng và căn cứ có giá trị đối với hải quân các nước hoạt động trên biển Địa Trung Hải. Tại đây có căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài của Hải quân Nga tại cảng Tartus.
Về địa - chính trị, Syria vừa là đối tác cực kỳ quan trọng của Nga ở Trung Đông, vừa là đồng minh quan trọng của Iran, trong khi cả Nga và Iran đều là mục tiêu cần hạ gục của Mỹ và Phương Tây trong cạnh tranh địa - chính trị khốc liệt sau Chiến tranh lạnh. Do đó, việc thay đổi chế độ cầm quyền ở Syria là nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ khi thực hiện Đề án Đại Trung Đông.
Các biến động chính trị - xă hội mang tên "Mùa xuân Ả-rập" dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama bùng phát ở Tunisia đầu năm 2011 và sau đó lan tỏa sang nhiều nước Bắc Phi - Trung Đông, trong đó có Syria, là nhằm sửa chữa sai lầm của Mỹ trong giai đoạn đầu thực hiện Đề án Đại Trung Đông trong 2 nhiệm kỳ của Tổng thống G.W.Bush.
Thay v́ tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự để xúc tiến dân chủ, Tổng thống Barack Obama sử dụng học thuyết "lănh đạo từ phía sau". Theo đó, Mỹ sử dụng các lực lượng đối lập, trong đó có cả các lực lượng hồi giáo cực đoan,... để lật đổ chính thể của các quốc gia không đáp ứng được các lợi ích của Washington.
Ông Obama đánh giá các biến động chính trị - xă hội "Mùa xuân Ả-rập" có ư nghĩa quan trọng đối với Washington như sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, mở đầu sự tan ră của hệ thống xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.
Quân đội Mỹ hoạt động tại Syria (Ảnh minh họa: Iindalforinteconlaws ).
Syria ở đâu trong chiến lược chống Nga của Mỹ?
Kể từ thời Liên Xô tới nay, Syria luôn duy tŕ quan hệ đối tác chiến lược, thậm chí là đồng minh của Nga.
Trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Syria là một trong những quốc gia nhập khẩu chủ yếu vũ khí của Moscow với tổng giá trị 26 tỷ USD, trong đó có 65 tổ hợp tên lửa chiến dịch - chiến thuật, 5.000 xe tăng, hơn 1.200 máy bay, 4.200 khẩu pháo, 70 tàu chiến. Đến cuối thế kỷ XX, hơn 90% vũ khí của Syria được nhập khẩu từ Nga.
Năm 1998, Nga và Syria kư kết hiệp ước mới về hợp tác kỹ thuật - quân sự. Năm 2005, Nga xóa nợ 10 tỷ USD cho Syria. Năm 2007, Nga và Syria kư hợp đồng mới, theo đó Nga sẽ chuyển giao cho Syria nhiều loại vũ khí pḥng không và hải quân, trong đó có tên lửa pḥng không S-300. Nga vẫn duy tŕ căn cứ quân sự ở cảng Tartus.
Năm 2010, Syria xúc tiến các cuộc đàm phán về gia nhập Liên minh thuế quan và kư kết hiệp định khu vực tự do thương mại với Nga, Belarus, Kazakstan.
Đáng chú ư, Nga có quan hệ gắn bó với Syria trong lĩnh vực nhân đạo. Hiện có hơn 30.000 người Syria đă từng tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, có khoảng 10.000 phụ nữ Syria nói tiếng Nga, phụ nữ Nga lấy chồng là người Syria, h́nh thành nên một đại gia đ́nh đông đảo các cộng đồng người Nga ở Syria.
Moscow rất lo ngại một khi các lực lượng đối lập ở Syria bao gồm chủ yếu là lực lượng Hồi giáo cực đoan lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và xây dựng nhà nước Hồi giáo tại đây sẽ tác động tới cộng đồng Hồi giáo vốn rất đông đảo ở Nga.
Về địa chính trị, không chỉ Syria là đồng minh quan trọng của Nga mà c̣n cả Iran - quốc gia cũng đang rơi vào tâm điểm của một cuộc cạnh tranh địa chính trị với Mỹ.
Do đó, Syria là tâm điểm cạnh tranh địa - chính trị ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực Trung Đông.
Ở cấp độ khu vực, sự cạnh tranh diễn ra giữa 4 quốc gia đang theo đuổi tham vọng đóng vai tṛ lănh đạo ở Trung Đông là Ả-rập Xê-út, Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi Syria là đồng minh của Iran, th́ Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar lại muốn thay đổi chế độ chính trị ở Damas để biến quốc gia này thành đồng minh của họ trong thế trận địa - chính trị chống lại Iran ở Trung Đông.
Do đó, trong khi Iran muốn bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và chủ quyền của Syria, th́ Ả-rập Xê-út, Quatar và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là theo đuổi chủ trương lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Ở cấp độ toàn cầu, sự cạnh tranh diễn ra giữa một bên là Mỹ cùng với một số đồng minh trong NATO nhận được sự ủng hộ của một số nước trong khu vực, với bên kia là Nga và Trung Quốc nhận được sự ủng hộ chủ yếu của Syria và Iran.
Trong cuộc cạnh tranh này, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Quatar trở thành đồng minh tự nhiên của Mỹ bởi họ có cùng chung mục đích kiểm soát hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt đi qua Syria và không muốn Syria bán khí đốt cho 3 nước khác là Iran, Nga và Trung Quốc.
Trong khi đó, Mỹ và một số nước muốn lắp đặt đường ống dẫn khí đốt từ Syria và Iraq sang thị trường Châu Âu. Mỹ theo đuổi tham vọng kiểm soát dầu mỏ và khí đốt trên toàn bộ lục địa Á - Âu, đẩy Nga ra khỏi Trung Đông và thị trường truyền thống Châu Âu.
V́ vậy, các nước có cách tiếp cận và toan tính khác nhau đối với cuộc khủng hoảng Syria và biến cuộc khủng hoảng này thành chiến trường quốc tế xoay quanh chủ đề "khủng bố" và "chống khủng bố".
Trong các biến động chính trị "Mùa xuân Ả-rập Xê-út", Mỹ lựa chọn Syria là mục tiêu then chốt và quan trọng nhất liên quan tới chiến lược chống Nga. Theo nhận định của Paul Craig Roberts - thành viên của đảng Cộng ḥa, là nguyên cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Ronald Reagan, bằng cách gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, Mỹ muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực địa - chính trị quan trọng này của thế giới.
Mỹ quyết hạ gục Syria bằng "quyền lực cứng" và "quyền lực mềm"
Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chính thể của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, chính quyền của Tổng thống Barack Obama thực hiện học thuyết "lănh đạo từ phía sau".
Theo đó, Mỹ sử dụng sức mạnh tổng hợp giữa "quyền lực cứng" và "quyền lực mềm". Trong đó, quyền lực cứng là các lực lượng đối lập, bao gồm các nhóm hồi giáo cực đoan,... để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm và khi cần Mỹ sẽ trực tiếp can thiệp quân sự. Quyền lực mềm là các biện pháp cấm vận kinh tế và cô lập chính trị - ngoại giao.
Một thực tế không thể phủ nhận là Libya và Syria là những quốc gia phát triển ổn định và b́nh yên, trong đó các sắc tộc và tôn giáo cùng sống tương đối ḥa thuận. Riêng Libya được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới thực hiện thành công Chương tŕnh mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Thế nhưng làn sóng bạo loạn chính trị mang tên "Mùa xuân Ả-rập Xê-út" đă thay đổi tất cả. Ngày 19/3/2011, Mỹ và NATO phát động chiến tranh Libya dưới khẩu hiệu "bảo vệ nhân quyền" để xóa bỏ chính thể của Tổng thống Muammar Gaddafi. Sau cuộc chiến tranh này, đất nước Libya thanh b́nh lâm vào cuộc nội chiến đẫm máu và bất ổn triền miên đến ngày hôm nay.
Sau khi NATO do Mỹ đứng đầu tiến hành cuộc chiến ở Libya để lật đổ chính thể của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain tuyên bố rằng kịch bản Libya sẽ lặp lại ở Syria, Iran, các nước trong không gian hậu Xô viết và Nga - nơi người dân được cho là đang "khát khao các giá trị dân chủ" của Phương Tây.
Đúng như nhận định của Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain, tiếp theo Lybia, làn sóng bạo loạn chính trị bùng phát ở Syria, sau đó biến thành cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad với bên kia là các lực lượng đối lập được Mỹ và các nước đồng minh trong và ngoài khu vực Trung Đông ủng hộ.
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc chiến này là cuộc cạnh tranh địa chính trị quyết liệt giữa một bên là Mỹ đang theo đuổi tham vọng giành quyền kiểm soát vành đai Đại Trung Đông, với một bên là Syria nhận được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Iran.
VietBF@sưu tập