Cựu đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân bị cáo buộc giúp doanh nghiệp chuyển đơn kêu cứu và được tặng một lô đất hơn 406 m2 trị giá 1,5 tỷ đồng.
Ông Vân hiện bị VKSND Thái B́nh truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.
Theo cáo trạng, Công ty TNHH dịch vụ vận tải Hạ Long do ông Nguyễn Công Hoan làm giám đốc được cho phép thực hiện dự án ở khu 36 ha nhưng chậm tiến độ nên bị chấm dứt hoạt động.
Vẫn muốn tiếp tục thực hiện dự án, vợ ông Hoan nhờ "bắc cầu" qua hai người khác để t́m đến Nguyễn Văn Vương, khi đó là chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn pḥng Chủ tịch nước. Bị can Vương đồng ư giúp đỡ song yêu cầu Công ty Hạ Long phải chi 7 tỷ đồng và đưa trước 4 tỷ để "đi quan hệ".
Ông Hoan đồng ư, hai lần thông qua một người khác đưa 7 tỷ đồng. Sau khi qua trung gian, tiền đến tay Vương chỉ c̣n 3,3 tỷ đồng. Nhận tiền xong, Vương hướng dẫn Công ty Hạ Long làm đơn kiến nghị, kêu cứu khẩn cấp gửi đến Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh và đại biểu Quốc hội Lưu B́nh Nhưỡng.
Vương sau đó gặp trực tiếp ông Nhưỡng đề nghị can thiệp giúp và đă cho một lô đất 491 m2 ở huyện Đông Anh, Hà Nội, trị giá 1,8 tỷ đồng. Vương c̣n hứa cho ông Nhưỡng thêm 1.000 m2 ở dự án 36 ha sau khi mọi chuyện êm đẹp.
Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân phát biểu tại nghị trường, tháng 6/2023. Ảnh: Media Quốc hội
Sau hai lần can thiệp không đạt kết quả, ông Nhưỡng giới thiệu Vương đến gặp ông Lê Thanh Vân, khi đó là đại biểu Quốc hội khóa 14, nhờ giúp đỡ. Ông Vân đồng ư.
Từ 10/6/2020 đến ngày 8/12/2020, ông bị cáo buộc lấy tư cách đại biểu Quốc hội kư 4 văn bản kiến nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó thủ tướng thường trực và Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh cho Công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện dự án 36 ha.
Cơ quan tố tụng xác định quá tŕnh nhờ can thiệp, Vương cho ông Vân một lô đất hơn 406 m2 ở huyện Đông Anh, cùng khu với lô đất cho ông Nhưỡng. Lô đất trị giá 1,5 tỷ đồng này ông Vân đă làm thủ tục để cho con trai đứng tên. Ngoài ra, Vương c̣n hứa cho ông Vân, giống ông Nhưỡng, 1.000 m2 đất ở khu 36 ha.
Theo cáo trạng, khi nhận lời giúp đỡ, nếu Công ty Hạ Long được thực hiện dự án 36 ha th́ Vương sẽ được hưởng 10% đất của dự án, tính ra là hơn là 15.349 m2. Sau khi trừ đi 2.000 m2 Vương hứa cho ông Vân và Nhưỡng th́ phần đất c̣n lại dự kiến sẽ hưởng lợi là 13.349 m2.
Đối chiếu theo bảng giá đất do UBND thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh quy định th́ trị giá diện tích 1.000 m2 Vương hứa biếu bị can Vân và Nhưỡng, mỗi người sẽ được hưởng 1,9 tỷ đồng. Vương dự kiến hưởng lợi 26 tỷ đồng với phần diện tích 13.349 m2, cáo trạng nêu.
VKS: Ông Nhưỡng và Vân 'bắt tay' để gây áp lực
Trong một vụ việc khác, năm 2020, UBND tỉnh Quảng Ninh có dự án cho phép doanh nghiệp thăm ḍ khoáng sản đất đá làm vật liệu san lấp mặt bằng tại thị xă Đông Triều. Biết việc này, Công ty cổ phần Trường Sinh làm thủ tục xin cấp phép thực hiện dự án nhưng gửi đến 3 lần không được UBND tỉnh Quảng Ninh phản hồi.
Do muốn đẩy nhanh tiến độ, lănh đạo Công ty Trường Sinh đến gặp bị can Nhưỡng nhờ can thiệp, tác động đến lănh đạo tỉnh Quảng Ninh. Ông Nhưỡng khi đó là Phó trưởng Ban dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ư giúp và giới thiệu giám đốc doanh nghiệp đến gặp ông Vân để cùng can thiệp, gây áp lực.
Cáo trạng nêu, theo phân chia, ông Vân lấy danh nghĩa là đại biểu Quốc hội khóa 15 gọi điện cho Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh. Ông Nhưỡng gọi cho Phó chủ tịch UBND tỉnh để cùng can thiệp cho Công ty Trường Sinh được sớm cấp phép khai thác mỏ đất.
Để mọi người biết việc đă can thiệp, khi gọi điện thoại cho ông Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh can thiệp, ông Vân đă bật loa ngoài cho ông Nhưỡng và lănh đạo Công ty Trường Sinh cùng nghe.
Đến 17/10/2023, UBND tỉnh Quảng Ninh đă phê duyệt, cấp phép cho Công ty Trường Sinh được thăm ḍ, khai thác mỏ đất.
Ông Lưu B́nh Nhưỡng lúc bị bắt. Ảnh: Công an Thái B́nh
VKS cáo buộc quá tŕnh can thiệp, ông Vân và Nhưỡng trong thời gian từ tháng 7/2023 đến 11/2023 đă nhiều lần nhận tiền của doanh nghiệp Trường Sinh. Trong đó, ông Vân nhận 2 lần, tổng 60 triệu đồng. Ông Nhưỡng nhận 6 lần, tổng 210 triệu đồng.
Theo cơ quan điều tra, ông Vân và Nhưỡng khai nhận hành vi như diễn biến vụ án nhưng không thừa nhận việc can thiệp đến các cơ quan có thẩm quyền để hưởng lợi.
Cáo trạng xác định do ông Nhưỡng, Vân không phải là người có thẩm quyền quyết định việc giải quyết vụ việc hay phê duyệt, cấp phép dự án nên những người đưa tiền không phạm tội Đưa hối lộ. Cơ quan điều tra không đề cập xử lư h́nh sự người đưa tiền.
Khám nơi ở, nơi làm việc của ông Nhưỡng, công an đă thu một số tài liệu chứa nội dung bí mật nhà nước nên sẽ xác minh, xử lư sau. 586 đơn thư của tổ chức, cá nhân thu ở nơi làm việc của ông Nhưỡng đă được bàn giao cho Ban Dân nguyện tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền.
Ông Lê Thanh Vân, 60 tuổi, quê Thanh Hóa, là nguyên Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội khóa 14 và 15. Ông là đại biểu Quốc hội 3 khóa liên tiếp 13-15. Ông từng có thời gian công tác tại Pḥng chính trị, Lữ đoàn 299, Quân đoàn I sau đó về làm việc tại Quốc hội.
Tháng 12/2014, ông được điều động, luân chuyển làm Phó bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Sau đó một năm, ông trở về công tác tại Quốc hội với vị trí Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho đến khi bị bắt.
Trong vụ án này, cùng với ông Vân, Nguyễn Văn Vương, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật - Văn pḥng Chủ tịch nước, bị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; Phạm Minh Cường, 38 tuổi (thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án) và Vũ Đăng Phương bị truy tố tội Cưỡng đoạt tài sản.
Ông Nhưỡng bị truy tố về hai tội là Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
VietBF@sưu tập