Lẩu là món ăn được nhiều người ưa thích vào những ngày đông lạnh, nhưng một số thói quen khi ăn có thể vô t́nh làm hại thận.
Trên tờ Everyday Health, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường (Trung Quốc) cảnh báo một số thói quen ăn lẩu thường gặp có thể gây hại cho thận.
Mùa đông quây quần bên nồi lẩu là sở thích của nhiều người. (Ảnh: Sohu)
Thích ăn lẩu cay
Lẩu cay là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bác sĩ Hồng Vĩnh Tường chỉ ra rằng, nước lẩu cay thường không chỉ có ớt mà c̣n chứa nhiều gia vị và nguyên liệu có hàm lượng chất béo cao như sa tế, bột cà ri, phô mai, bơ.
Loại nước lẩu này hàm lượng natri, calo rất cao. Chỉ hai bát lẩu cay chứa tới 4942mg natri. Thêm vào đó, hàm lượng chất béo băo ḥa và các gia vị chế biến sẵn trong nước lẩu càng khiến nó trở thành “kẻ thù” số một của thận.
Thích nước sốt chấm đậm đà
Bản chất nước lẩu đă có nhiều calo, muối, dầu và đường. Tuy nhiên, nhiều người vẫn c̣n có thói quen chấm đồ ăn nhúng lẩu cùng các loại nước sốt đậm đà như sa tế, mè rang, đậu nành, tương đen, và không hề kiểm soát lượng chấm.
Thói quen này về lâu dài sẽ gây hại cho thận của bạn. Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường khuyên nên chọn các loại nước chấm loăng, đặc biệt tránh các loại nước chấm vừa đậm đà vừa thơm nồng.
Ăn thỏa thích
Ăn lẩu buffet “thả ga” khiến cơ thể nạp quá nhiều calo và natri. Một bữa lẩu kiểu này có thể chứa đến 3.900 calo, tương đương 14 bát cơm trắng. Ăn quá nhiều thịt đỏ và hải sản cũng làm tăng nguy cơ gout và bệnh tim mạch.
Ăn quá lâu
Ăn lẩu, ai cũng thích rủ thêm vài người bạn, vừa ăn vừa tṛ chuyện, vừa nhâm nhi chút rượu. Tuy nhiên, đun lẩu quá 90 phút làm tăng nồng độ nitrite trong nước dùng.
Nếu tiếp tục nấu quá 90 phút, nồng độ nitrite sẽ tăng gấp gần mười lần. Lượng nitrite quá nhiều có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp tính như thiếu oxy, khó thở.
Hơn nữa, khi vào cơ thể, nitrite sẽ bị vi khuẩn đường ruột phân hủy, tạo ra nitrosamine, gây tổn thương thận vượt quá khả năng chịu đựng của thận. Nên tránh đun nước lẩu quá lâu và hạn chế uống nước lẩu sau 30 phút đun.
Không phân biệt đồ dùng thực phẩm sống - chín
Sử dụng chung đũa, th́a cho thực phẩm sống và chín hoặc không có dụng cụ riêng biệt có thể gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm dạ dày ruột. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà c̣n tạo áp lực lớn cho thận.
Ăn thêm ḿ, miến vào cuối bữa
Thói quen thêm ḿ hoặc ăn kem tráng miệng sau khi đă no làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể. Nước lẩu lúc này cũng đă cô đặc hơn, chứa nhiều chất độc hại từ việc đun lâu, gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa và thận.
VietBF@sưu tập