Theo như có một số điểm nóng xung đột trên thế giới trong năm 2024 và được dự đoán sẽ tiếp tục căng thẳng trong năm 2025, khi thế giới trải qua năm 2024 với loạt cuộc xung đột đẫm máu, liệu các điểm nóng xung đột này có tiếp diễn trong năm tới. Năm 2024 để lại nhiều “di sản” nguy hiểm cho năm 2025 với một loạt cuộc xung đột và bất ổn ở nhiều khu vực quan trọng của thế giới.
Xung đột Nga-Ukraine
C̣n chưa đầy 3 tháng nữa là xung đột Nga-Ukraine sẽ bước sang năm thứ tư và hiện không có dấu hiệu nào cho thấy cuộc chiến sắp kết thúc.
Lực lượng Nga đă tiếp tục tấn công và kiểm soát nhiều vùng lănh thổ của Ukraine, nhưng mức độ hiện tại vẫn chưa đủ để đe dọa đến toàn vẹn lănh thổ của nhà nước Ukraine.
Binh sĩ Ukraine tham chiến tại tỉnh Donetsk (miền đông Ukraine) ngày 20-2. Ảnh: THE NEW YORK TIMES
Về phần ḿnh, Ukraine đă tận dụng sự cho phép của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden và các đồng minh châu Âu để tấn công tầm xa vào các mục tiêu sâu trong lănh thổ Nga. Nga đă đáp trả bằng cách tấn công bằng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik - đánh dấu cuộc tấn công của Moscow bằng tên lửa đạn đạo không mang đầu đạn hạt nhân vào lănh thổ Ukraine.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây vẫn ở mức cao nhất mọi thời đại. Ngày 19-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă phê chuẩn học thuyết hạt nhân mới, hạ ngưỡng sử dụng vũ khí hạt nhân của Nga.
Tài liệu nêu rơ một cuộc tấn công từ một thành viên trong liên minh, dù thành viên đó không sở hữu vũ khí hạt nhân, sẽ được coi là hành động của cả khối. Tương tự, nếu một quốc gia không chính thức thuộc một tổ chức quân sự nhưng nhận được sự hậu thuẫn từ cường quốc hạt nhân, điều đó cũng được xem là hành động tập thể.
Những diễn biến leo thang liên tục khiến giới quan sát lo ngại cuộc xung đột này khó có thể chấm dứt trong năm tới. Thậm chí, một số người bi quan c̣n cảnh báo nguy cơ cuộc chiến này sẽ gia tăng cường độ và kéo thêm nhiều bên vào cuộc.
Cuộc chiến giữa Israel và “trục kháng chiến” của Iran
Hậu quả từ cuộc tấn công ngày 7-10-2023 của nhóm vũ trang Hamas vào Israel vẫn tiếp tục gây bất ổn cho Trung Đông.
Cuộc tấn công đă gây ra một cuộc chiến dữ dội giữa Israel và Hamas ở Dải Gaza, tiếp theo là cuộc xung đột dữ dội giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah ở biên giới Israel-Lebanon. Nhóm vũ trang Houthis (Yemen) cũng thể hiện sự đoàn kết với Hamas bằng cách nă tên lửa vào tàu thuyền trên Biển Đỏ hướng tới Israel cũng như thường xuyên phóng tên lửa, máy bay không người lái về phía Israel.
TP Rafah (miền nam Gaza) hồi tháng 1 sau các cuộc không kích của Israel. Ảnh: AFP
Hệ lụy của căng thẳng này là loạt cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa Israel và Iran.
Những tháng cuối năm, một vài chiến trường ở khu vực có dấu hiệu hạ nhiệt khi Israel đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah và Lực lượng Pḥng vệ Israel dường như đang hết mục tiêu ở Gaza để công phá.
Tuy nhiên, nguy cơ leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel vẫn ở mức báo động. Theo 19fortyfive, sau khi thất bại trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Israel trong khu vực, Iran có thể quyết định dốc toàn lực vào chương tŕnh hạt nhân.
Quyết định như vậy có thể sẽ kéo theo các cuộc tấn công mạnh mẽ hơn từ phía Israel, với sự hỗ trợ tiềm tàng từ Mỹ và các quốc gia vùng Vịnh.
Eo biển Đài Loan
Một số nhà phân tích nêu quan điểm rằng sự yên tĩnh ở eo biển Đài Loan thời gian qua c̣n đáng ngại hơn những diễn biến căng thẳng trong xung đột Nga-Ukraine.
Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường của Trung Quốc tập trận gần đảo Đài Loan hồi tháng 5. Ảnh: WEIBO
Bắc Kinh tiếp tục mở rộng nhanh chóng lực lượng hải quân và tổ chức hai đợt diễn tập quân sự quanh Đài Loan trong năm nay.
Theo 19fortyfive, quan hệ xuyên eo biển diễn biến như thế nào trong năm 2025 sẽ phụ thuộc nhiều vào t́nh h́nh ở các nơi khác trên thế giới, chẳng hạn thái độ của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump với Đài Bắc.
Bán đảo Triều Tiên
T́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên leo thang đáng kể trong năm qua, thể hiện qua việc Triều Tiên thả bóng bay chứa rác vào Hàn Quốc để đáp trả việc các nhà hoạt động ở Hàn Quốc rải truyền đơn vào Triều Tiên. B́nh Nhưỡng cũng cho nổ tuyến đường liên Triều và sửa hiến pháp để chỉ định Seoul là quốc gia thù địch.
Một quả bóng bay chở rác được cho là do Triều Tiên thả sang huyện Cheorwon, tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) ngày 29-5. Ảnh: YONHAP
T́nh h́nh hai miền Triều Tiên càng leo thang hơn nữa sau thông tin Triều Tiên gửi quân đến Nga để chiến đấu với Ukraine. Seoul cho rằng bằng việc gửi quân sang Nga, B́nh Nhưỡng sẽ nhận lại sự hỗ trợ từ Moscow cho quân đội cũng như chương tŕnh hạt nhân.
Trong bối cảnh đó, Hàn Quốc cho biết đang xem xét mở rộng quan hệ với Ukraine như một biện pháp phản ứng. Trong diễn biến liên quan, chính trị nội bộ của Hàn Quốc cũng bị xáo trộn sau việc Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol viện dẫn mối đe dọa từ Triều Tiên để ban hành thiết quân luật.
Hệ quả của những xáo trộn trên rất khó đoán định, nhưng có thể gây ra nguy cơ lớn đối với sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
T́nh h́nh Syria
Cuộc nội chiến kéo dài hơn 13 năm ở Syria vừa kết thúc với sự sụp đổ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad, nhưng liệu người dân quốc gia này có được sống trong ḥa b́nh hay không vẫn là dấu hỏi, nhất là khi cuộc đụng độ giữa các phe phái và sự can thiệp của các nước vẫn đang tiếp diễn.
Thủ đô Damascus (Syria) ngày 8-12 sau khi lực lượng đối lập Syria lật đổ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad. Ảnh: AFP
Sau khi chính quyền ông al-Assad sụp đổ, lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lănh đạo, được Mỹ hậu thuẫn và các nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đă xảy ra đụng độ.
Ngày 17-12, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Syria - ông Geir Pedersen nói rằng ông thực sự lo ngại trước các báo cáo về diễn biến leo thang quân sự nói trên, đồng thời cảnh báo rằng sự leo thang như vậy có thể gây ra "thảm họa".
Song song đó, Israel những ngày qua đă tiến quân vào vùng đệm giữa Israel và Syria và tuyên bố sẽ ở lại cho đến khi đạt được thỏa thuận với Damascus. Trước đó, Israel đă tiến hành hàng trăm cuộc không kích vào các cơ sở quân sự của Syria.
Cộng đồng quốc tế đặc biệt quan ngại trước diễn biến này v́ đây là lần đầu tiên Israel tiến vào vùng đệm trong 50 năm qua.