Số phận chênh vênh của Nguyễn Xuân Phúc, cựu chủ tịch nước, và một số lănh đạo chóp bu của Bộ Chính Trị ngă ngựa gần đây hiện nằm trong tay Tổng Bí Thư Tô Lâm, một “đồng chí” của họ.
Ông Tô Lâm, ngay trước khi ngồi lên ghế tổng bí thư hồi đầu Tháng Tám vừa qua, đă sử dụng quyền năng công an như một thứ vũ khí để đánh te tua các đối thủ tiềm năng của ông ta trong bộ chính trị. Từ giữa năm 2022 đến Tháng Năm năm nay, tám ủy viên Bộ Chính Trị trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội đă bị cưa ghế, mở rộng đường cho Tô Lâm làm trùm đảng CSVN.
Dịp may cho ông ta không ǵ may hơn nhằm đúng lúc ông tổng bí thư già nua bệnh hoạn Nguyễn Phú Trọng qua đời, có thể trùng hợp, nhưng cũng có thể dự đoán trước cái chết cận kề nên kẻ cơ hội đă sắp đặt những mưu tính thâm hiểm.
Căn cứ trên các tài liệu được cung cấp, Bộ Chính Trị họp và “kỷ luật” Nguyễn Xuân Phúc, Vơ Văn Thưởng, Vương Đ́nh Huệ, Trương Thị Mai và vài người nữa. Tuy có những tội tham nhũng ăn ngập đầu ngập mặt nhưng thiên hạ không ai được cho biết, coi như một cách “các đồng chí chưa bị lộ” nương tay cho đồng đảng phạm tội.
Bộ Chính Trị “kỷ luật những người nêu trên căn cứ theo các ‘đề nghị’ của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, cơ chế xưa nay làm nhiệm vụ giám sát, chống tham nhũng của đảng ở chóp bu. Có bốn mức độ kỷ luật từ nhẹ tới nặng là khiển trách, cảnh cáo, cách chức và khai trừ đối với cá nhân đảng viên. C̣n đối với tổ chức đảng th́ khiển trách, cảnh cáo và giải tán.
Hồi Tháng Mười Một, Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đă đề nghị cảnh cáo Chủ Tịch Quốc Hội Vương Đ́nh Huệ sau khi ông ta đă “xin thôi chức” hồi Tháng Tư. Cũng cái ủy ban này đă không đề nghị “kỷ luật” Vơ Văn Thưởng sau khi ông ta “xin thôi chức” chủ tịch nước hồi Tháng Ba trước đó. Lư do nêu ra là v́ ông Thưởng đang bệnh nặng. Theo ông Abuza, Thưởng bị ung thư phổi tới thời kỳ thứ ba nhưng bị cấm xuất ngoại để được điều trị tốt hơn.
Gây hậu quả nghiêm trọng
Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương thấy Vương Đ́nh Huệ và Bộ Trưởng Giao Thông Nguyễn Văn Thể vi phạm “những điều đảng viên không được làm” khi thi hành công vụ về chống tham nhũng, gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tin của đảng. Cái ủy ban kiểm tra trên tiếp tục điều tra nên ngày 13 Tháng Mười Hai, Bộ Chính Trị đă phạt cảnh cáo tới hai “tứ trụ” đă bị mất ghế là cựu Chủ Tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc, và cựu Phó Thủ Tướng Trương Ḥa B́nh.
Nguyễn Xuân Phúc chỉ thấy bị nói vi phạm những điều đảng viên không được làm khi thi hành công vụ “đặc biệt trong lănh vực chống tham nhũng,” nhưng chi tiết th́ không được loan báo.
Thường Trực Ban Bí Thư Trương Thị Mai th́ bị cáo buộc “vi phạm quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín của đảng và nhà nước.”
Theo ông Abuza, gia đ́nh bà Mai có rất nhiều lợi ích trong lănh vực y tế, nhất là giai đoạn cả nước điêu đứng v́ đại dịch COVID-19 năm 2021.
Đó mới chỉ là mặt đảng “kỷ luật.” Họ sẽ c̣n có thể đối diện với các phiên ṭa hay không, hiện không ai biết v́ mọi chuyện c̣n tùy thuộc những kẻ đương quyền “ở trên.” Từ trước tới nay, người ta hiếm thấy ủy viên Bộ Chính Trị CSVN bị bỏ tù. Tuy nhiên, năm 2021, Ủy Viên Bộ Chính Trị Đinh La Thăng, bí thư Thành Ủy Sài G̣n, đă bị kết án tù.
Dựa theo tài liệu ông có được, Abuza cho hay ông Nguyễn Xuân Phúc bị điều tra liên quan đến dự án xây dựng khu du lịch sinh thái của tập đoàn Đại Ninh đầu tư ở Lâm Đồng. Cả ông Phúc và Phó Thủ Tướng Phạm B́nh Minh bị điều tra qua những lời khai của Mai Tiến Dũng, bộ trưởng chủ nhiệm Văn Pḥng Chính Phủ.
Báo chí tại Việt Nam từng hé lộ lời khai của ông Mai Tiến Dũng là ông đă giúp cứu sống cho dự án kể trên của đại gia Nguyễn Cao Trí theo lời yêu cầu của “ở trên.” Kẻ ngồi trên ông Mai Tiến Dũng lúc đó là Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc nghe nói được “cảm ơn” tới $3 triệu.
Dự án xây dựng biệt thự sinh thái của tập đoàn Đại Ninh ở Lâm Đồng không những làm một số quan chức đầu tỉnh này mất ghế và vào tù. Nhưng vụ án lại c̣n được mở rộng v́ liên quan đến cả bà Trương Mỹ Lan, người cầm đầu tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đang nằm trong tù với bản án tử h́nh.
Theo tài liệu vụ án, bà Lan mua lại 58% cổ phần của dự án Đại Ninh. Ông Nguyễn Cao Trí bị cáo buộc muốn “nuốt không” số tiền đó của bà Lan.
Có tin nói bà Trương Mỹ Lan đă “cúng” cho Nguyễn Xuân Phúc và vợ, bà Trần Thị Nguyệt Thu, số tiền rất lớn. Con gái của ông Phúc là Nguyễn Thị Xuân Trang cũng đang bị điều tra về tội giúp đỡ cho cháu của bà Trương Mỹ Lan là Trương Khánh Hoàng (lúc làm quyền tổng giám đốc ngân hàng SCB) rửa tiền qua ngả Hồng Kông.
Nh́n qua những chi tiết tóm tắt như vậy, chằng chịt giữa quyền lực và các sân sau kinh doanh thế lực của các quan chức cầm đầu chế độ, người ta thấy họ không phải chỉ đầu đá nhau tranh ghế ngồi chính trị, mà c̣n là những phe cánh tranh ăn qua các dự án đầu tư địa ốc, tài chính ngân hàng.
Theo Abuza, gia đ́nh ông Nguyễn Xuân Phúc kiểm soát tập đoàn Trung Nam vốn có những lợi ích đối chọi trực tiếp với tập đoàn Xuân Cầu hiện do em trai Tô Lâm là Tô Dũng lèo lái. Khi nh́n như vậy, người ta thấy tương lai của cựu chủ tịch nước có thoát khỏi tù tội hay không, nằm trong tay đối thủ.