Những lựa chọn nhân sự táo bạo, cách tiếp cận mạnh mẽ với Trung Quốc, và thái độ thờ ơ với các tổ chức quốc tế hứa hẹn mang đến những thay đổi lớn, định h́nh lại vị thế toàn cầu của Mỹ vào năm 2025.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo nhận định của ông Kerry Boyd Anderson, chuyên gia tư vấn rủi ro chính trị với hơn 18 năm kinh nghiệm phân tích về an ninh quốc tế và rủi ro chính trị-kinh doanh ở Trung Đông, việc ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng sẽ mang đến những thay đổi đáng kể trong chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là cách Washington đối phó với các cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay.
Một trong những thách thức lớn nhất đối với chính quyền Trump mới sẽ là việc giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine. Ông Trump, người từng nhiều lần tuyên bố có thể nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến này, đă bổ nhiệm Keith Kellogg làm đặc phái viên phụ trách vấn đề trên. Ông Kellogg đề xuất sử dụng đ̣n bẩy cắt viện trợ để buộc Ukraine đàm phán, đồng thời đưa ra các ưu đăi như hoăn tư cách thành viên NATO và giảm nhẹ lệnh trừng phạt để thuyết phục Moskva. Điều này có thể dẫn đến một thỏa thuận ḥa b́nh theo hướng có lợi cho Nga hơn là Ukraine.
Trong vấn đề Trung Đông, đặc biệt là cuộc xung đột ở Gaza, chính quyền Trump mới được dự đoán sẽ ủng hộ mạnh mẽ Israel. Điều này thể hiện qua việc lựa chọn nhân sự cấp cao, như ứng viên Ngoại trưởng Marco Rubio và Đại sứ tại Israel Mike Huckabee, những người có quan điểm cực kỳ ủng hộ Israel. Ông Huckabee thậm chí c̣n tuyên bố "không có thứ ǵ gọi là Bờ Tây - đó là Judea và Samaria" và phủ nhận "sự chiếm đóng của Israel".
Đối với Trung Quốc, mặc dù ông Trump có những phát ngôn mâu thuẫn về Bắc Kinh và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, các cố vấn của ông phần lớn theo đường lối cứng rắn. Bộ Quốc pḥng Mỹ xem Trung Quốc là "mối đe dọa đang gia tăng" và đối thủ chính của quyền lực Mỹ. Ông Trump đă hứa áp thuế cao với Trung Quốc, nhưng có thể sẽ ưu tiên cạnh tranh kinh tế hơn là đối đầu quân sự, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan.
Chính sách đối với các đồng minh cũng sẽ có những thay đổi đáng kể. Việc ông Trump thiếu cam kết với NATO có thể tạo ra thách thức cho tổ chức này, dù đă được củng cố dưới thời chính quyền Biden. Tại châu Á, các đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản lo ngại về mức độ cam kết của Mỹ, đặc biệt khi ông Trump có ư định nối lại đàm phán với Triều Tiên và muốn có quan hệ mang tính "giao dịch" nhiều hơn.
Về các vấn đề toàn cầu, ông Trump và các cố vấn tỏ ra thờ ơ với các thể chế quốc tế. Ứng viên đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Elise Stefanik công khai chỉ trích tổ chức này, trong khi ông Trump gọi biến đổi khí hậu là "tṛ lừa bịp" và có thể sẽ rút khỏi Thỏa thuận Paris một lần nữa.
Tại Nam toàn cầu, chính sách "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump sẽ ảnh hưởng đến quan hệ với các nước Mỹ Latinh, đặc biệt trong vấn đề nhập cư. Viện trợ cho các nước đang phát triển có thể sẽ giảm, trừ khi mang lại lợi ích cụ thể cho Mỹ. Tuy nhiên, quan hệ với Ấn Độ được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp nhờ mối quan hệ tích cực giữa ông Trump và Thủ tướng Modi.
Mặc dù thế giới đă chuẩn bị kỹ hơn cho nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, nhưng những thay đổi trong cách lựa chọn cố vấn - ưu tiên sự trung thành hơn là kinh nghiệm trong các cơ quan chính trị hoặc an ninh quốc gia - cho thấy chính sách đối ngoại của Mỹ năm 2025 có thể sẽ khác biệt đáng kể so với cả năm 2024 và nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.