Anh Tùng không nghĩ rằng chỉ gần 5 năm sau lần đầu gặp gỡ, anh sẽ làm chồng của cô giáo chủ nhiệm.
Một ngày cuối tháng 12 năm 2012, anh Tùng gọi điện cho các bạn đại học để mời cưới. Trong khi đó, chị Huyền - vợ sắp cưới của anh gọi điện cho các đồng nghiệp của ḿnh. Các đồng nghiệp của chị Huyền cũng chính là thầy cô giáo cũ của anh Tùng.
Đó là một ngày rúng động Khoa Kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng. Bạn bè anh Tùng gọi điện chíu chít cho nhau, câu hỏi đầu tiên là “bạn biết ǵ chưa?”.
Sau đó, họ loan tin cho nhau trong sự ngỡ ngàng, rằng “Tùng sắp cưới cô Huyền chủ nhiệm đấy”.
Nhiều tháng sau, bạn bè anh vẫn chưa tin vào mắt ḿnh khi cậu bạn và cô giáo đang ngồi trước mắt họ với tư cách một cặp vợ chồng.
Chị Huyền từng là cô giáo chủ nhiệm lớp đại học của anh Tùng. Ảnh: NVCC
Sinh năm 1988, anh Phạm Thanh Tùng (quê Ninh B́nh) bước chân vào giảng đường đại học năm 2007. Chị Nguyễn Thị Thanh Huyền (quê Hội An, Quảng Nam, sinh năm 1982) được phân công chủ nhiệm lớp anh Tùng. Chị cũng là giáo viên dạy anh nhiều môn học: Diễn họa kiến trúc, Kiến trúc nhập môn, Đồ án kiến trúc, Vẽ Autocad, Vẽ ghi…
“Ấn tượng đầu tiên của tôi về cô giáo không có ǵ sâu đậm lắm. Lúc đó chỉ thấy cô giáo rất trẻ, trong đầu c̣n nghĩ ‘sao cô giáo mà nh́n như học sinh vậy’.
Buổi học đầu tiên tôi chỉ nhớ là cô giáo rất nhiệt t́nh, chia sẻ rất nhiều về môn học. Cảm xúc lúc đó là rất quư cô v́ trẻ tuổi mà nhiệt t́nh hiếm thấy”.
Sau vài năm làm học tṛ của cô giáo, anh bị thu hút bởi tính cách quyết liệt, bản lĩnh và không dễ dàng bỏ cuộc của cô.
Sau này, khi đă chính thức là một đôi, anh Tùng càng thấy rơ những tính cách đó ở bạn gái, trong cả lúc đi chơi hay khi phải đưa ra một quyết định. Đến giờ, khi đă chung sống hơn 10 năm, anh càng thấy những nhận định ấy của ḿnh là đúng.
H́nh ảnh ngày anh Tùng c̣n là sinh viên của chị Huyền. Ảnh: NVCC
Để lấy được cảm t́nh của chị, anh t́m hiểu xem chị thích ǵ, cần ǵ. Anh để ư chỗ nấu ăn trong pḥng trọ của cô giáo hơi tối nên nảy ra ư định lắp bóng điện cho sáng.
“Tôi cũng biết cô giáo thích công tắc giật nên đă đi t́m rất nhiều nơi để mua đúng loại công tắc đó. Ư đồ là, khi cô giáo giật công tắc sẽ phải nhớ tới ḿnh. Tôi c̣n làm nhiều việc khác nữa cũng với mục đích tương tự như vậy…”.
Trong khi cậu học tṛ t́m nhiều cách “tấn công” th́ cô giáo vẫn không hề hay biết ḿnh “bị” thích cho đến khi anh thổ lộ bằng một nụ hôn.
Cả hai chính thức bước vào mối quan hệ nghiêm túc khoảng tháng 6/2010 nhưng không ai hay biết về chuyện này. Thi thoảng mọi người gặp anh chị đi cùng nhau ngoài đường nhưng không ai đoán ra v́ mối quan hệ quá… khác thường, theo lời anh.
Nói về khoảng cách tuổi tác, anh tâm sự, anh chưa từng nghĩ nhiều về tuổi của người phụ nữ ḿnh yêu, “nhưng cô giáo th́ chắc nghĩ nhiều đó”.
“Tôi không nghĩ nhiều v́ tôi nhận thấy đây là người mẹ tốt cho con ḿnh. Cô ấy c̣n thú vị, dễ thương và xinh đẹp th́ nghĩ làm ǵ nữa!” – anh cười chia sẻ.
Kém cô giáo 6 tuổi, những năm đầu yêu nhau, anh Tùng luôn cố gắng trải nghiệm cuộc sống thật sâu để... theo kịp cô giáo. Ảnh: NVCC
Sau này, khi mối quan hệ được công khai, bố mẹ anh “có ngăn cản nhè nhẹ một thời gian”. Phía họ hàng anh cũng vậy.
“Tuy nhiên, tôi không quá bận tâm về ư kiến của mọi người. Tôi tập trung vào điều ḿnh muốn thôi. Quan trọng là bố mẹ biết tính cách con trai nên cũng không nói nhiều chuyện này”.
Có lẽ v́ ít hơn người yêu 6 tuổi nên những năm đầu yêu nhau, anh đặt mục tiêu phải sống trọn vẹn, trải nghiệm sống dày dặn để… đuổi kịp cô giáo.
“Mục tiêu ngày đó của tôi là phải sống 1 năm bằng 2-3 năm của người khác, chắc quá đà nên sau 10 năm tôi già thêm khoảng… 20 tuổi. Bây giờ, tôi c̣n thấy ḿnh già hơn vợ rất nhiều”.
Sau hơn 2 năm đồng hành cùng nhau, cả hai đều nghĩ rằng người kia chính là một nửa mà ḿnh không thể và không nên thiếu trong cuộc đời.
Cuối tháng 12/2012, sau khi anh Tùng ra trường, cặp đôi bước vào hôn nhân trong sự ngỡ ngàng của nhiều bạn bè, đồng nghiệp.
Họ gặp những khác biệt về tuổi tác, văn hóa nơi sinh ra, lối sống gia đ́nh như bao cặp vợ chồng khác. Tuy nhiên, anh Tùng xác định, ở trong nhà, anh sẽ luôn nhường quyền quyết định cho vợ hoặc đương nhiên đồng ư với những ǵ vợ muốn làm.
Tuy vậy, trên thực tế, sau khi kết hôn, chị Huyền lại là người hay hỏi ư kiến anh trong nhiều vấn đề. “Tôi ít hỏi hơn, có lẽ do tính cách. Tôi cảm giác bây giờ cô giáo chủ nhiệm lại giống như một ‘cô em’ nhỏ bé và không có kiểu ‘cô giáo’ nói học tṛ phải nghe đâu!” – anh cười chia sẻ.
Anh nói, cũng giống như các cuộc hôn nhân khác, để đi đến năm thứ 13, mỗi người đều phải học cách chấp nhận, tôn trọng mọi sự khác biệt của người kia bằng t́nh yêu thương bao la.
Hiện tại, anh chị đă có một cậu con trai 10 tuổi. Cả gia đ́nh đang sống ở Đà Nẵng. Chị Huyền vẫn giảng dạy ở Trường ĐH Kiến trúc Đà Nẵng, trong khi anh Tùng làm trong lĩnh vực farmstay (lưu trú trang trại).
Anh Tùng chia sẻ, hiện tại cô giáo chỉ là "cô em" nhỏ bé trong mắt anh. Ảnh: NVCC
VietBF@ sưu tập