Theo như «chương tŕnh phát hiện tin giả» của mạng xă hội Facebook được triển khai từ năm 2016 đối với các nội dung đăng tải trên các mạng xă hội của Meta tại Mỹ.nhưng Mark Zuckerberg, chủ nhân tập đoàn Meta, công ty sở hữu các mạng xă hội Facebook, Instagram và WhatsApp, lại bất ngờ thông báo chấm dứt Fact-checking, «chương tŕnh phát hiện tin giả» mới đây ột sự kiện bất ngờ tại Mỹ.
Logo Facebook, mạng xă hội của công ty Meta, thuộc sở hữu của Mark Zuckerberg. © Michael Dwyer / AP
Tại sao Mark Zuckerberg lại quay ngoắt 180 độ sau khi chính ông từng cho là tin giả đă góp phần giúp Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ lần thứ nhất ? Tại sao Mark Zuckerberg chuyển sang ủng hộ Trump, cho dù trước đó, chính chủ nhân tập đoàn Meta đă khóa tài khoản Facebook và Instagram của nhà tỷ phú sau vụ bạo loạn nhắm vào điện Capitol hôm 06/01/2021 ?
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên hay lần duy nhất Mark Zuckerberg có thái độ « xoay chiều ». Hôm 02/01/2025, Mark Zuckerberg đă bổ nhiệm Joel Kaplan, một người thân cận với Donald Trump, làm người phụ trách bộ phận quan hệ công chúng của Meta. Dana White, một người có tiếng trong giới vơ thuật tổng hợp MMA, chủ tịch giải đấu Ultimate Fighting Championship (UFC), cũng là một nhân vật thân thiết với Donald Trump, th́ được Mark Zuckerberg đưa vào Hội đồng quản trị của tập đoàn Meta. Chính Mark Zuckerberg cũng hứa sẽ hợp tác với tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, thậm chí đă tài trợ 1 triệu đô la cho lễ nhậm chức của Donald Trump ngày 20/01.
Theo b́nh luận của Kara Swisher, một chuyên gia Mỹ về Silicon Valley, được thông tín viên RFI David Thomson từ Miami trích dẫn, Meta như vậy chắc chắn đă ngả sang phong trào MAGA « Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại » do Donald Trump khởi xướng.
Cũng trên đài RFI Pháp ngữ ngày 09/01/2025, chuyên gia David Colon, tác giả cuốn sách « Chiến tranh thông tin », giải thích thêm về những lư do khiến chủ nhân Meta « xoay chiều » sang Donald Trump :
« Mark Zuckerberg đă bị Donald Trump trực tiếp đe dọa công khai và đích danh là sẽ phải kết thúc cuộc đời trong ngục tù. Nền tảng mạng xă hội của ông đă bị các cử tri ủng hộ Donald Trump và các dân biểu Cộng Ḥa theo tư tưởng Trump dọa phá hủy.
Đó là những người đă hiểu sai, khi cho rằng cuộc chiến chống thao túng thông tin là kiểm duyệt, rằng các phương tiện tự động hóa bao gồm việc chỉ ra các nội dung sai lệch cũng là một phương tiện kiểm duyệt, và rằng các biện pháp đă được triển khai trong một số trường hợp để làm giảm mức độ lan truyền của các nội dung độc hại hoặc các nội dung có thể gây ra những tác hại rất nghiêm trọng cũng là một h́nh thức kiểm duyệt thông tin.
Vậy nên, mối quan tâm của Mark Zuckerberg là bảo vệ các lợi ích của ḿnh trước chính quyền Donald Trump. Và ở đây, thêm một lần nữa, như đă nhiều lần xảy ra trong lịch sử mạng xă hội Facebook, việc bảo vệ lợi ích của Mark Zuckerberg, vị chỉ huy duy nhất trên boong tàu, được đặt lên trên lợi ích của người dùng Facebook, cao hơn lợi ích của xă hội và sự kết nối của xă hội, cũng như trên cả lợi ích cơ bản của nền dân chủ ».
Đặc nhiệm Anh và nghi án "cấp phép" giết người Afghanistan
Lính đặc nhiệm Anh bị nghi ngờ vô cớ sát hại 80 người Afghanistan trong thời gian lực lượng này được triển khai để chống quân Talibans hồi những năm 2010-2013. Một cuộc điều tra đang được tiến hành. Để bảo đảm tính minh bạch, hôm 08/01 ủy ban điều tra đă công bố bản tóm tắt 7 cuộc nói chuyện của các nhà điều tra với một số binh lính và sĩ quan Anh được điều sang Afghanistan vào thời đó.
« Ngay từ năm 2010, một số binh sĩ đă bày tỏ nhữnglo ngại với cấp trên. Những mối lo ngại này đă được tŕnh bày lại với thẩm phán phụ trách cuộc điều tra : theo họ, ở Afghanistan, lực lượng đặc nhiệm Anh đă giết người vô cớ. Trẻ vị thành niên, trẻ em dưới 16 tuổi, những người không có vũ khí hoặc những người không có liên hệ với Taliban, lại chính là những mục tiêu chính thức bị quân đội Anh nhắm tới. Nghiêm trọng hơn nữa, một số vụ giết người dường như đă được ngụy tạo để tạo ấn tượng rằng họ đă tự vệ chính đáng. Thậm chí, trong các doanh trại, nhiều binh sĩ c̣n khoe khoang thành tích phá kỷ lục giết người Afghanistan.
Những cáo buộc này cũng phù hợp với những ǵ mà đài BBC điều tra suốt nhiều năm về các hành vi ngược đăi, lạm dụng chức vụ của lực lượng đặc nhiệm Anh ở nước ngoài. Cuộc điều tra của tư pháp, với các phiên điều trần được tổ chức kín để bảo vệ danh tính của các nhân chứng, phải xác định xem liệu việc quân đội Anh giết hại 80 người Afghanistan có hợp pháp hay không và liệu bộ tổng tham mưu đă có hành động phù hợp sau khi được cảnh báo hay không ».
Một số thành viên lực lượng đặc nhiệm Anh cũng bị tố cáo về các hành vi ngược đăi, lạm dụng quyền hạn tại Libya và Syria. »
Matxcơva và tân chính quyền Damas vẫn đàm phán về căn cứ quân sự Nga ở Syria
Ngày 08/01 là tṛn 1 tháng từ khi chế độ của nhà độc tài Bachar Al Assad sụp đổ ở Syria, chính quyền Nga vẫn đang thương lượng với tân chính quyền Damas, thuộc lực lượng Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) đă lật đổ Assad, về việc tái triển khai các lực lượng của Nga tại Syria.
Dưới chế độ cũ, các đội quân của Nga hiện diện ở quốc gia đồng minh Trung Đông này từ năm 2015. Điện Kremlin cũng muốn duy tŕ hai căn cứ quân sự gần Tartous và Lattaquié. Đây là các căn cứ « chiến lược » của Matxcơva ở Trung Đông và có vai tṛ quan trọng đối với các hoạt động quân sự của lính đánh thuê của Nga tại châu Phi.
« Ở lối vào căn cứ không quân Hmeimim, có một tấm h́nh lớn chụp tổng thống Nga Vladimir Putin. Phía dưới chân, những người lính Nga đi tới đi lui với đôi tay buông thơng. Khoảng 10 chiến binh của lực lượng HTS đứng đối diện họ. Pháo pḥng không chĩa về phía binh lính Nga. Thật khó để có được bất kỳ thông tin nào, dù là nhỏ nhất, ở đây. Họ đă nhận lệnh không được nói chuyện với các nhà báo. Một chiến binh tên là Abu Haidi cuối cùng đă đồng ư nói chuyện với chúng tôi.
Abu Haidi cho biết : « Vẫn c̣n người Nga ở bên trong căn cứ. Nếu không có ǵ thay đổi, lính Nga theo dự kiến sẽ rời đi vào cuối tháng 01/2025, nhưng cũng có thể là sang đầu tháng 02. Bên trong căn cứ c̣n có rất nhiều vũ khí và thiết bị pháo binh. Họ đă bắt đầu tháo dỡ thiết bị. Mỗi ngày các đoàn xe, mỗi đoàn 6-7 xe rời khỏi đây theo nhiều đợt. Ngoài ra, c̣n có các phi cơ quân sự, máy bay dân dụng, máy bay chở hàng và trực thăng cất cánh từ đây. Tôi đoán là họ đi về phía cảng Tartus, nhưng tôi cũng không chắc lắm ».
Tổng cộng có khoảng hơn 10 chiến binh của lực lượng HTS đi tuần quanh căn cứ. Hầu hết đều chống Nga, họ đến từ Idleb, cứ địa của lực lượng nổi dậy đă bị Matxcơva oanh kích trong một thời gian dài. V́ thế, ở đây người nào cũng có ánh mắt u ám, thái độ thù hằn được trông thấy rơ. Họ chuẩn bị tinh thần là các vụ xô xát sẽ nổ ra vào bất cứ lúc nào.
Bất chấp một vài hành vi khiêu khích của lính Nga, một binh sĩ giấu tên nói : « Chúng tôi từ chối liên lạc với họ. Chúng tôi có rất ít thông tin về những ǵ đang diễn ra bên trong căn cứ. Chỉ có ban chỉ huy các chiến dịch quân sự liên lạc với họ ».
Theo người lính giấu tên này, các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn giữa chế độ mới của Ahmed al-Sharaa và điện Kremlin để xem liệu Matxcơva có thể duy tŕ các căn cứ quân sự của Nga ở Syria hay không. Nhưng hiện chưa bên nào cho biết đàm phán có đạt bước tiến nào không ».
Ô nhiễm tràn dầu : Putin chỉ trích các quan chức chưa nỗ lực khắc phục
Gần 1 tháng trôi qua kể từ khi 2 con tàu chở dầu bị ch́m ở biển Đen làm tràn dầu, nạn thủy triều đen ở Nga và bán đảo Crimée, vùng lănh thổ mà Matxcơva chiếm của Ukraina, vẫn chưa được khắc phục. Tổng thống Nga Vladimir Poutin cuối cùng đă thay đổi thái độ, công khai chỉ trích các quan chức. Trước đó, trong cuộc họp báo cuối năm 2024, chủ nhân điện Kremlin chỉ thừa nhận là dầu máy tràn ra bờ biển Nga là « một thảm họa sinh thái », nhưng trong cuộc họp đầu tiên của chính phủ năm 2025, ông Putin khiển trách ê kip của ông chưa có đủ nỗ lực để khắc phục « thủy triều đen ».
« Việc khiển trách công khai, nhất lại là về chủ đề sinh thái, là điều hiếm hoi Vladimir Putin làm. Nguyên thủ quốc gia Nga đă khiển trách toàn bộ ê-kip của ông, đặc biệt là bộ trưởng bộ T́nh Trạng Khẩn Cấp, Alexander Kurenkov.
Vladimir Putin phát biểu : « Theo những ǵ tôi thấy và theo những thông tin mà tôi đă nhận được, tôi kết luận rằng tất cả mọi biện pháp đang được triển khai để giảm thiểu các thiệt hại rơ ràng là chưa đủ. Tôi xin nhắc lại một lần nữa : Ban đầu, họ thông báo với chúng tôi là rằng tất cả những việc này chỉ cần được thi hành ở cấp vùng, sau đó họ lại kết luận là công việc khắc phục phải được thực hiện ở cấp liên bang, rồi th́ sau đó họ lại đề nghị phải tuyên bố t́nh trạng khẩn cấp toàn liên bang ... ».
Hiện giờ, t́nh trạng ô nhiễm nghiêm trọng chủ yếu liên quan đến bờ biển của vùng Krasnodar của Nga và bán đảo Crimée mà Nga sáp nhập của Ukraina hồi năm 2014, đặc biệt là Sebastopol, thành phố cảng lớn nằm cách nơi 2 tàu chở dầu bị ch́m khoảng 250 km.
Bất chấp chiến dịch dọn dẹp quy mô lớn, với sự tham gia của hàng ngàn người, theo nhà chức trách, t́nh h́nh vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn, trong khi mùa du lịch cao điểm bắt đầu từ tháng 5 ».
Hỏa hoạn Los Angeles: Siêu sao Hollywood mất nhà phải chạy nạn
Nước Mỹ cũng đă trải qua những ngày đầu năm 2025 không may mắn. Cho đến 09/01, sau 3 ngày hỏa hoạn tại California, đă có ít nhất 5 người chết v́ các đám cháy. Từ hôm thứ Ba 07/01, ít nhất 2.000 ngôi nhà và ṭa nhà đă bị tàn phá, hơn 100.000 người phải sơ tán. AccuWeather ước tính thiệt hại vật chất lên tới 57 tỉ đô la.
Chiều 07/01/ 2025, đám cháy đầu tiên bùng lên ở khu rừng trên núi phía tây bắc của Los Angeles, thành phố lớn thứ hai Hoa Kỳ, gần « khu nhà triệu đô » Pacific Palisades, và ở Altadena. Palisades Fire không chỉ là trận hỏa hoạn tàn khốc nhất từng xảy ra ở Los Angeles, mà gió Santa Ana thổi mạnh đă khiến lửa lan nhanh, làm bùng lên nhiều đám cháy khác đe dọa Los Angeles.
Nhiều người, kể các siêu sao, ở kinh đô điện ảnh Hollywood đă phải sơ tán, nhà cửa bị lửa thiêu rụi, trong đó phải kể đến nhà của diễn viên Anthony Hopkins, tỉ phú Paris Hilton, Laettia, vợ góa của danh ca Pháp Johnny Hallyday … Tại Hollywood, nhiều bộ phim đang quay phải tạm ngừng.
Nhiều sự kiện điện ảnh bị đ́nh hoăn. Thông báo đề cử giải Oscars danh giá của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ bị đẩy lui 2 ngày, đến hôm 19/01. Lễ trao giải Critics Choice Awards, dự kiến diễn ra Chủ Nhật 12/01, cũng bị hoăn.
Các vụ cháy khủng khiếp đến mức tổng thống Joe Biden đă phải hủy chuyến công du Roma vàVatican để đến Los Angeles hôm 08/01 gặp gỡ lực lượng cứu hộ và t́m hiểu t́nh h́nh hỏa hoạn.
« Với chiếc mặt nạ pḥng chống độc N95 trên mặt, Mark nh́n vào vài chục chiếc xe ô tô bị thiêu rụi trong gara ở cuối phố nhà ḿnh. Cả một con phố với những ngôi nhà bị tàn phá, trong đó có cả nhà của ông. Ngôi nhà của ông đă không thể chống đỡ được vụ hỏa hoạn Eaton do gió thổi mạnh với vận tốc lên tới 80 km/giờ.
Ông Mark nói : « Ngọn lửa lan nhanh như vậy là do gió mạnh như vũ băo. Ngay cả trước khi ngọn lửa bùng lên th́ đă có rất nhiều thứ bị thổi bay lên trong không khí. Thật là đáng sợ ».
Ở Altadena, có những khu phố ở dưới chân núi và phía xa hơn nữa, đă đổ nát hoàn toàn. Peter bước đi trên những ǵ c̣n sót lại của ngôi nhà nơi ông đă sinh sống từ 50 năm qua. Ông kể lại : « Khi phải sơ tán, tôi đă sợ rằng ḿnh sẽ chết, bởi v́ xảy ra kẹt xe và mọi người lái xe rất ẩu ».
Ở phía cao hơn trên con đường dẫn lên núi, Jason đang chụp ảnh đống đổ nát của ngôi nhà của ông. Jason thực sự không biết tại sao lại ra nông nỗi này. Ông nghĩ rằng các công ty bảo hiểm sẽ hỏi tại sao lại vậy. Ông đă di tản cùng với vợ và hai con, khi ngọn lửa vẫn c̣n ở cách đó rất xa.
Jason nói : « Khi sống ở miền nam California, chúng tôi biết rằng có nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, đặc biệt là khi chúng tôi ở gần núi như thế này. Nhưng ngay cả khi đám cháy đă bùng lên, tôi cũng không thể tưởng tượng được nó lại có sức tàn phá khủng khiếp đến như vậy ».