Theo như tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk có chính sách đối ngoại cá nhân trong việc thúc đẩy các đảng phái cực hữu đang gây phẫn nộ trong giới lănh đạo châu Âu được cho là can thiệp ngày càng sâu vào chính trường châu Âu và dành sự ủng hộ cho phe đối lập cánh hữu, khiến có nhiều nhà lănh đạo lo ngại khi tỷ phú Elon Musk có động thái can thiệp ngày càng sâu vào chính trường lục địa già.
Chính sách đối ngoại cá nhân của tỷ phú Elon Musk trong việc thúc đẩy các đảng phái cực hữu đang gây phẫn nộ trong giới lănh đạo châu Âu. Điều này đặt họ vào t́nh thế khó xử: Làm thế nào để chỉ trích vị tỷ phú công nghệ mà không khiến người bảo trợ mới của ông - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - nổi giận?
Musk không chỉ là kẻ chuyên “troll” thông thường. Ông là người giàu nhất thế giới, sở hữu một số doanh nghiệp chiến lược và có tầm ảnh hưởng toàn cầu, cùng một mạng xă hội với hàng trăm triệu người dùng.
Không chỉ là cá nhân tự do đầy quyền lực, Musk sẽ c̣n là cố vấn thân cận trong chính quyền mới của Mỹ, lănh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ. Điều này có thể khiến ranh giới giữa chính sách của Musk và chính sách đối ngoại chính thức của Mỹ trở nên khó phân định, CNN đánh giá.
Lănh đạo châu Âu đồng loạt chỉ trích
Các cuộc công kích của Musk gần đây - được truyền tải tới 211 triệu người theo dơi thông qua bài đăng trên X - đang khiến giới lănh đạo của một số nước đồng minh thân cận nhất với Mỹ mất kiên nhẫn. Nó cũng làm gia tăng căng thẳng xuyên Đại Tây Dương trước thềm nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Elon Musk tham dự buổi tiệc tại Mar-a-Lago ở Palm Beach, Florida. Ảnh: Reuters.
Việc một số nhà lănh đạo châu Âu lên án tỷ phú Musk khởi nguồn từ việc ông dồn dập đăng hàng chục bài viết trên mạng xă hội trong thời gian qua nhằm công kích Thủ tướng Anh Keir Starmer.
Người giàu nhất thế giới đă sử dụng mạng xă hội X để khơi lại vụ bê bối kéo dài nhiều năm về t́nh trạng lạm dụng t́nh dục trẻ em ở một số vùng của Anh cách đây nhiều năm.
Thủ tướng Anh Keir Starmer, người bị Musk công kích suốt nhiều tuần, sau đó cảnh báo ông chủ SpaceX đă “vượt qua giới hạn” khi vị tỷ phú này cho rằng bộ trưởng phụ trách bảo vệ trẻ em của Anh nên “bị bỏ tù” và là người biện hộ cho tội hiếp dâm.
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cáo buộc Musk tiếp tay cho “phong trào phản động quốc tế” mới và can thiệp vào các cuộc bầu cử.
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Støre nhận xét việc một người có quyền lực như Musk trực tiếp tham gia sâu vào công việc của các quốc gia khác là “đáng lo ngại”.
Chính phủ Đức cũng chỉ trích tỷ phú này v́ ủng hộ đảng cực hữu AfD trong cuộc bầu cử sắp tới. Musk dự kiến phỏng vấn lănh đạo của đảng này trên X.
CNN nhận định ở châu Âu - lục địa bị ám ảnh bởi kư ức kinh hoàng về chủ nghĩa cực hữu - sự ủng hộ của Musk đối với chủ nghĩa dân túy cấp tiến bị nhiều nhà lănh đạo coi là xúc phạm.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu. Ảnh: Reuters.
Nếu có một chiến lược nào đó trong việc Musk khuấy động dư luận, th́ đó là nỗ lực nhằm thúc đẩy lực lượng đối lập tại những quốc gia này - bên có quan điểm gần hơn với vấn đề chống nhập cư và chống tự do thương mại của ông Trump.
Ông Trump có thể hy vọng tạo điều kiện cho các đối tác chính trị “đồng cảm” với ông hơn.
Chính sách đối ngoại mang tính dân tộc chủ nghĩa của ông Trump thường là phản ứng đối với chính sách và thái độ của giới lănh đạo trung tả ở phương Tây.
Điều này có thể giải thích lư do tổng thống đắc cử Mỹ lại được cho là liên tục gây khó dễ cho ông Justin Trudeau - người được biết đến với quan điểm nữ quyền và sự chào đón nồng nhiệt dành cho người nhập cư, trái với khẩu hiệu MAGA (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại).
Sóng gió không mong muốn
Thủ tướng Starmer cảm thấy buộc phải lên tiếng sau khi Musk sử dụng nền tảng X để cáo buộc ông đồng lơa với băng nhóm lạm dụng trẻ em trong vụ bê bối mà ông từng xử lư khi c̣n ở cơ quan công tố Anh.
Trong bài đăng khác, Musk gọi bà Jess Phillips - quan chức cấp cao của Anh - là “sinh vật độc ác”.
"Những kẻ lan truyền lời nói dối và thông tin sai lệch không quan tâm đến nạn nhân, họ chỉ quan tâm đến bản thân ḿnh", Thủ tướng Starmer nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 6/1.
“Khi chất độc của phe cực hữu dẫn đến mối đe dọa nghiêm trọng đối với Jess Phillips và những người khác, tôi cho rằng điều đó đă vượt qua giới hạn", ông nói.
Bất chấp giọng điệu cứng rắn của Thủ tướng Starmer, cuộc đối đầu này là sự hỗn loạn không mong muốn đối với ông - người, giống các nhà lănh đạo thế giới khác, đang cố gắng xây dựng mối quan hệ với ông Trump để giảm thiểu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ chính sách đối ngoại mới của Mỹ.
Tỷ phú Elon Musk phát biểu trong cuộc vận động của ông Trump hồi tháng 7/2024. Ảnh: Reuters.
Ngược lại, cơn giận dữ xuyên Đại Tây Dương cũng có thể sớm trở thành vấn đề cho chính ông Trump.
Một ngày nào đó, ông Trump có thể cần sự giúp đỡ từ các đồng minh. Tuy nhiên, hành động gây hấn của Musk sẽ khiến họ khó mở ḷng đối với một tổng thống Mỹ sắp nhậm chức, nhân vật vốn đă gây nhiều tranh căi.
Ed Davey, lănh đạo đảng Dân chủ Tự do, đảng lớn thứ 3 tại Hạ viện Anh, đă thể hiện thái độ phản đối vào hôm 6/1.
"Người dân chán ngán việc Elon Musk can thiệp vào nền dân chủ của chúng ta khi rơ ràng ông ta chẳng biết ǵ về nước Anh", Davey chia sẻ trên X.
Ông nhấn mạnh rằng “đă đến lúc triệu tập đại sứ Mỹ để hỏi tại sao” một người được đề cử đảm nhận vai tṛ trong chính quyền mới “lại ám chỉ chính phủ Anh nên bị lật đổ".
Công kích của Musk cũng có thể gây ra vấn đề tại Mỹ. Chúng dường như đă trở thành cơn đau đầu đối với các quan chức chính sách đối ngoại truyền thống, bao gồm Thượng nghị sĩ Marco Rubio - người được ông Trump chọn làm ngoại trưởng, và Hạ nghị sĩ Michael Waltz - người được đề cử vị trí cố vấn an ninh quốc gia.
Xung đột giữa chính sách Mỹ và lợi ích kinh doanh của Musk tạo ra rắc rối khác. Musk từng tham dự các cuộc gọi giữa ông Trump cùng một số nhà lănh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nước có lực lượng sử dụng hệ thống Internet Starlink của Musk trong cuộc xung đột.
Sự hiện diện thương mại lớn của Musk tại Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng lớn đến cách tiếp cận của ông Trump. Ngoài ra, nó có thể xung đột với “bản năng diều hâu” của ông Waltz và Rubio.
“Liệu Musk sẽ thực hiện chương tŕnh nghị sự chính sách đối ngoại của ông Trump, đóng vai tṛ là đại sứ cá nhân của tổng thống ở mọi nơi không?” Lindsay Gorman, giám đốc điều hành và thành viên cấp cao tại Quỹ German Marshall, nói.
“Hay Musk sẽ thúc đẩy tầm nh́n của riêng ḿnh về các vấn đề toàn cầu, tầm nh́n có thể tương đồng với ông Trump ở một số khía cạnh nhưng khác biệt ở khía cạnh khác? Và khi đó, mối quan hệ quyền lực giữa hai người này sẽ ra sao?”, bà đặt câu hỏi.