Khoảng 300 binh sĩ Triều Tiên đă thiệt mạng và 2.700 người bị thương trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, một nhà lập pháp Hàn Quốc hôm 13/1 dẫn thông tin từ cơ quan t́nh báo Seoul cho biết.
Lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) gặp gỡ các binh sĩ tham gia khóa huấn luyện ở Triều Tiên, ngày 13/3/2024. Ảnh: KCNA.
Seoul trước đây tuyên bố rằng nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đă cử hơn 10.000 binh sĩ làm “bia đỡ đạn” để giúp Moscow chống lại Kiev, để đổi lấy sự hỗ trợ kỹ thuật của Nga cho các chương tŕnh vũ khí và vệ tinh của B́nh Nhưỡng.
Cuối tuần qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Kiev đă bắt giữ 2 binh sĩ Triều Tiên, đồng thời công bố video quay cảnh các binh sĩ bị thương đang bị thẩm vấn và nêu khả năng trao đổi 2 binh sĩ này lấy binh lính Ukraine bị bắt.
“Việc triển khai quân đội Triều Tiên tới Nga được cho là đă mở rộng sang cả khu vực Kursk, với ước tính cho thấy thương vong của lực lượng Triều Tiên đă vượt quá 3.000 người”, nghị sĩ Lee Seong-kweun nói với các phóng viên sau khi được cơ quan t́nh báo thông báo vắn tắt.
Con số này bao gồm "khoảng 300 người chết và 2.700 người bị thương", ông Lee cho biết sau cuộc họp ngắn với Cơ quan T́nh báo Quốc gia (NIS) Seoul.
Ông Lee cho biết những người lính này, được cho là thuộc Quân đoàn Băo tố tinh nhuệ của Triều Tiên, đă được lệnh tự sát chứ không muốn bị bắt làm tù binh.
“Đáng chú ư là các bản ghi nhớ được t́m thấy trên người những người lính đă chết cho thấy chính quyền Triều Tiên đă gây áp lực buộc họ phải tự sát hoặc tự kích nổ trước khi bị bắt”, ông nói.
Lee cho biết, một binh sĩ Triều Tiên sắp bị bắt đă hét lên "Tướng Kim Jong-un" và cố gắng kích nổ một quả lựu đạn, đồng thời cho biết thêm rằng anh ta đă bị bắn chết.
Phân tích của NIS cũng tiết lộ rằng binh sĩ Triều Tiên "thiếu hiểu biết về chiến tranh hiện đại" và đang có "số lượng thương vong cao", nhà lập pháp cho biết.
Ông Lee - phát biểu trước Ủy ban T́nh báo Hàn Quốc tại Quốc hội - cho biết trong năm tới, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người trước đây đă cố gắng đạt được một thỏa thuận với nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, "có thể thúc đẩy đối thoại...một lần nữa".
Ông cũng cho biết ông Kim có thể "cân nhắc khả năng có chuyến thăm Nga vào nửa đầu năm nay" sau khi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào cuối năm 2023.
Các binh sĩ bị bắt giữ
Trong một bài đăng trên nền tảng mạng xă hội X Sunday, ông Zelensky nói: "Ukraine sẵn sàng giao nộp binh lính của ông Kim Jong-un nếu ông ấy có thể tổ chức trao đổi với các chiến binh của chúng tôi đang bị giam giữ ở Nga".
Ông nói thêm rằng “chắc chắn sẽ có thêm” binh sĩ Triều Tiên bị Kiev bắt giữ.
“Đối với những người lính Triều Tiên không muốn quay trở lại, có thể có những lựa chọn khác”, ông Zelensky nói.
Ukraine, Mỹ và Hàn Quốc cáo buộc Triều Tiên đă gửi hơn 10.000 binh sĩ tới giúp củng cố lực lượng Nga. Cả Moscow và B́nh Nhưỡng đều không thừa nhận rằng quân đội Triều Tiên đă được triển khai để chiến đấu chống lại Ukraine.
Hai nước đă tăng cường hợp tác quân sự kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022.
Trong chuyến thăm Seoul trong tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Washington tin rằng Nga đang mở rộng hợp tác không gian với Triều Tiên để đổi lấy sự đóng góp quân sự của nước này trong cuộc chiến chống Ukraine.
Nhà ngoại giao hàng đầu cho biết Mỹ cũng tin rằng Nga “có thể sắp” chính thức chấp nhận vị thế cường quốc hạt nhân của Triều Tiên.
Đoạn video do ông Zelensky đăng tải về cuộc thẩm vấn 2 tù nhân chiến tranh Triều Tiên cho thấy một người nằm trên giường tầng và người c̣n lại ngồi dậy với băng quấn quanh quai hàm.
Có thể nghe thấy một trong số hai binh sĩ nói chuyện với một quan chức Ukraine thông qua thông dịch viên, nói rằng anh ta không biết ḿnh sẽ chiến đấu trong cuộc chiến với Ukraine và các chỉ huy của anh ta "nói với anh ta rằng đó chỉ là huấn luyện".
Trong phần nói chuyện đă được dịch, một trong những người lính này nói rằng anh ta muốn quay trở lại Triều Tiên. Người c̣n lại nói rằng anh ấy sẽ làm những ǵ được yêu cầu nhưng nếu có cơ hội, anh ấy muốn sống ở Ukraine.
Hiện đoạn video này chưa được xác nhận độc lập.
VietBF@ sưu tập