Theo như lời viện dẫn lư do an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, th́ biện pháp này làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và khiến châu Âu lo ngại, sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden đă công bố ra các quy định mới về siết chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là chip tiên tiến.
Chíp Regulus SoM, dùng trong công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trưng bày tại Triển lăm công nghệ điện tử (CES) tại Las Vegas, Nevada, ngày 09/01/2025. © Ian Maule / AFP
Những hạn chế mới của Hoa Kỳ đối với việc xuất khẩu chip trí tuệ nhân tạo AI đang gây chấn động trên thế giới. Trong khi Washington viện dẫn lư do an ninh quốc gia, biện pháp này làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và khiến châu Âu lo ngại, theo ghi nhận của trang mạng ÉconomieMatin hôm nay, 14/01/2025.
Hôm qua, 13/01, chính quyền Joe Biden đă công bố ra các quy định mới về xuất khẩu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là chip tiên tiến. Các chip này, vốn rất cần thiết cho sự phát triển của các hệ thống trí tuệ nhân tạo và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực chiến lược, đang trở thành điểm gây tranh chấp mới trong các cuộc cạnh tranh công nghệ toàn cầu.
Để bảo vệ thế thượng phong của ḿnh, Hoa Kỳ t́m cách hạn chế khả năng tiếp cận các công nghệ này của các đối thủ, chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên, quyết định này đă gây ra phản ứng mạnh mẽ, không chỉ từ Bắc Kinh mà c̣n từ các đối tác lịch sử như Liên Hiệp Châu Âu (EU), vốn rất quan ngại.
Hạn chế v́ “an ninh quốc gia”
Chính quyền Biden đă nêu ra các yêu cầu cấp thiết về an ninh quốc gia để biện minh cho quyết định nói trên. Các chip bị hạn chế xuất khẩu là những công nghệ quan trọng được sử dụng trong các ứng dụng quân sự, hệ thống giám sát tiên tiến và thuật toán an ninh mạng. Washington lo ngại rằng những công cụ này có thể bị sử dụng sai mục đích cho các hoạt động đe dọa đến lợi ích của Hoa Kỳ hoặc của các đồng minh.
Theo quy định hiện hành, kể từ nay các công ty Mỹ phải xin giấy phép cụ thể trước khi xuất khẩu các công nghệ này. Những giấy phép được cấp một cách hạn chế và nhằm mục đích ngăn chặn mọi hoạt động chuyển giao sang các quốc gia được coi là đối thủ, chủ yếu là Trung Quốc, nhưng cũng bao gồm Nga, Iran và Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên, phạm vi của những hạn chế mới không chỉ giới hạn ở xuất khẩu. Các công ty Hoa Kỳ cũng phải tuân thủ hạn ngạch nghiêm ngặt về việc phổ biến công nghệ tiên tiến, ngay cả đối với các nước đồng minh. Chính sách này phản ánh mong muốn của Mỹ trong việc áp đặt quyền kiểm soát toàn cầu đối với việc sử dụng các công nghệ nhạy cảm.
Trung Quốc lên án “tấn công kinh tế và địa chính trị”
Trung Quốc, nước chủ yếu bị nhắm tới trong quyết định của chính phủ Mỹ, đă có phản ứng ngay lập tức, gọi những hạn chế này là hành vi “vi phạm trắng trợn các quy tắc thương mại quốc tế”. Trung Quốc, vốn đă phải chịu các lệnh trừng phạt tương tự từ năm 2023, nay phải đối mặt với nhiều trở ngại hơn nữa trong tham vọng trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo. Những nỗ lực của Trung Quốc nhằm lách những hạn chế này, bao gồm việc tăng cường năng lực sản xuất chất bán dẫn trong nước, có khả năng sẽ chậm lại, làm tăng sự phụ thuộc của nước này vào các nhà cung cấp bên thứ ba. Hơn nữa, biện pháp mới của chính quyền Biden có thể làm trầm trọng thêm sự cạnh tranh công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong các lĩnh vực chiến lược như cơ sở hạ tầng dữ liệu và siêu máy tính.
Liên Hiệp Châu Âu cũng lo ngại
Mặc dù được miễn một phần theo các quy định mới, Liên Hiệp Châu Âu vẫn bày tỏ quan ngại về hậu quả của những hạn chế này. Ủy Ban Châu Âu đă chỉ trích “cách tiếp cận đơn phương” của Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng các biện pháp này có nguy cơ làm suy yếu quan hệ thương mại xuyên Đại Tây Dương và phá vỡ chuỗi giá trị toàn cầu. Ủy Ban cho biết: "Chúng tôi tin rằng việc Liên Âu mua chip AI tiên tiến từ Hoa Kỳ mà không có bất kỳ hạn chế nào cũng phù hợp với lợi ích kinh tế và an ninh của Hoa Kỳ". Các quan chức châu Âu cũng nhấn mạnh đến điểm yếu của châu Âu, vốn vẫn phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ của Mỹ cho nhu cầu trí tuệ nhân tạo của riêng ḿnh. Tuy đă đưa các sáng kiến như “Đạo luật chip châu Âu” vào năm 2022, năng lực sản xuất chip tiên tiến của châu Âu vẫn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
Doanh nghiệp Mỹ cũng bất an
Đó là chưa kể những hạn chế mới này cũng gây ra hậu quả cho chính các công ty Mỹ. Nvidia, một trong những nhà sản xuất chip lớn ở Hoa Kỳ, đă bày tỏ lo ngại về tác động của các biện pháp này đối với hoạt động kinh doanh của họ. Trung Quốc là thị trường lớn của Nvidia và việc mất đi thị trường này có thể làm giảm đáng kể doanh thu của công ty.