Theo như dịch bệnh là cúm A, virus gây viêm phổi ở người (HMPV), viêm phổi do Mycoplasma và Covid-19 tại các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu của Trung Quốc, gây ra tình trạng thiếu thuốc và khiến các cơ sở hỏa táng quá tải. Vì vậy Trung Quốc ban bố do sự lây lan nhanh chóng của cúm A, HMPV, viêm phổi do Mycoplasma và Covid-19, trong khi đó WHO kêu gọi toàn cầu chuẩn bị chống dịch, đã được đăng trên Facebook khẳng định tình trạng khẩn cấp được như trên.
Hãng thông tấn AFP (Pháp) ngày 13/1 đưa tin, một bài đăng bằng tiếng Tagalog (Philippines) xuất hiện trên mạng xã hội Facebook hôm 2/1 viết rằng "Trung Quốc ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi dịch bệnh bùng phát trong nước”.
Bài đăng kèm một bức ảnh chụp những bệnh nhân phải thở oxy nằm thành hàng dài ở hành lang bệnh viện, và một bức ảnh khác chụp một hành lang đông đúc với một bệnh nhân nằm trên cáng.
Ảnh chụp màn hình bài đăng trên mạng xã hội Facebook.
Bài đăng khẳng định tình trạng khẩn cấp được ban bố do sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh là cúm A, virus gây viêm phổi ở người (HMPV), viêm phổi do Mycoplasma và Covid-19 tại các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu của Trung Quốc, gây ra tình trạng thiếu thuốc và khiến các cơ sở hỏa táng quá tải.
Bài đăng tuyên bố các cơ quan y tế quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã "bày tỏ sự sẵn sàng" để kiểm soát dịch bệnh và kêu gọi toàn cầu chuẩn bị ngăn chặn một đại dịch khác.
Theo AFP, một số người dùng Facebook dường như tin rằng thông tin lan truyền kể trên thực sự cho thấy tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc.
"Một mùa phong tỏa mới đang đến gần", một người dùng bình luận.
Một người khác viết: "Họ [người Trung Quốc] không nên được phép nhập cảnh vào Philippines."
Những bức ảnh cũng được chia sẻ trên các trang Facebook ở Philippines với hàng chục nghìn người theo dõi.
Trong khi đó, theo AFP, báo cáo mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc vào ngày 9/1/2025 cho thấy nhiều dịch bệnh đang xuất hiện tại nước này, bao gồm cúm, HMPV, rhinovirus và viêm phổi do Mycoplasma. Sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính tiếp tục gia tăng, trong khi cúm mùa vẫn còn hiện diện và các loại virus khác như virus corona được báo cáo là ở mức độ dịch bệnh nguy cơ thấp tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, không có báo cáo chính thức nào về việc ban bố tình trạng khẩn cấp ở nước này do sự lây lan của những loại virus nêu trên.
Bộ Y tế Philippines cũng bác bỏ tin đồn về "mối quan ngại về sức khỏe toàn cầu", nói rằng thông tin này không đến từ các nguồn đáng tin cậy.
"Không có xác nhận nào từ quốc gia được trích dẫn [Trung Quốc] hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)", Bộ Y tế Philippines thông báo trên Facebook vào ngày 3/1.
Đợt bùng phát Covid-19 trong quá khứ
Tìm kiếm ngược hình ảnh trên Google, AFP xác định các bức ảnh lan truyền trong bài đăng trên Facebook mới đây là sai sự thật.
Bức ảnh đầu tiên trong bài đăng trên thực tế được hãng tin Reuters (Anh) công bố vào ngày 4/1/2023 trong một tin tức về tình trạng lây nhiễm Covid-19 ở Thượng Hải.
Bức ảnh có chú thích: "Bệnh nhân nằm trên giường ở hành lang khoa cấp cứu của Bệnh viện Trung Sơn, trong bối cảnh dịch bệnh do virus corona (Covid-19) bùng phát tại Thượng Hải, Trung Quốc vào ngày 3/1/2023. REUTERS/Staff."
Theo AFP, vào thời điểm đó, các ca mắc Covid-19 đã tăng nhanh tại nhiều địa phương của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh nới lỏng chính sách zero-Covid.
Bức ảnh đã được trích dẫn trong các bài báo tương tự, bao gồm cả tờ Le Monde (Pháp) và đơn vị truyền thông Rappler (Philippines).
So sánh hình ảnh được sử dụng trong bài đăng sai sự thật (bên trái) và trong bài viết của Reuters (bên phải).
Bức ảnh thứ hai được chia sẻ sai sự thật thực chất là một bức ảnh của chính AFP do nhiếp ảnh gia Noel Celis chụp vào năm 2022.
"Bức ảnh này cho thấy một bệnh nhân Covid-19 nằm trên cáng trong khoa cấp cứu của Bệnh viện Trực thuộc Số 1 của Đại học Y Trùng Khánh tại thành phố Trùng Khánh, phía tây nam Trung Quốc vào ngày 22/12/2022", chú thích của AFP nêu.
Vào thời điểm đó, một đơn vị hỏa táng tại thành phố 30 triệu dân của Trung Quốc này đã nói với AFP rằng họ hết chỗ để lưu giữ thi thể, đang phải vật lộn để đối phó với tình trạng gia tăng số người tử vong khi số ca nhiễm Covid-19 tại Trung Quốc tăng cao.
So sánh hình ảnh được sử dụng trong bài đăng sai sự thật trên Facebook (trái) và ảnh của AFP (phải).