Đài RT (Nga) đưa tin, vào ngày 14/1 tại Moscow, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đă tổ chức buổi họp báo thường niên với sự tham dự của các phóng viên Nga và quốc tế để tóm tắt công việc của bộ này trong năm qua và trả lời các câu hỏi về các vấn đề mà các nhà ngoại giao Nga đang giải quyết.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tổ chức buổi họp báo thường niên tại Moscow vào ngày 14/1/2025. Ảnh: Sputnik
Tại buổi họp báo, ông Lavrov cáo buộc rằng nguồn gốc của cuộc đối đầu giữa phương Tây và nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Nga, là cuộc đụng độ giữa một bên là Mỹ và các đồng minh của họ - những nước đang cố gắng áp đặt một "trật tự dựa trên luật lệ" không được định nghĩa rơ ràng lên các quốc gia khác, chống lại các bên tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc.
"Bất kỳ chính trị gia sáng suốt nào cũng nên nhận thức rằng trong 30 đến 35 năm qua, thời thế đă thay đổi đáng kể", Ngoại trưởng Nga lập luận, nói thêm rằng "sự phản đối đối với sự chỉ thị của phương Tây" hiện đă được thấy ở các cường quốc kinh tế mới.
Tṛ chơi công bằng
Theo Ngoại trưởng Lavrov, các quốc gia bất đồng với Washington, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, đang đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực công bằng hơn. Ông nói thêm rằng họ mong muốn một hệ thống mà các bên có thể cạnh tranh với nhau trên một sân chơi b́nh đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau.
Tuy nhiên, ông Lavrov cho rằng Mỹ đang bảo vệ một hệ thống mang lại cho họ lợi thế không công bằng và Washington không e ngại bất cứ điều ǵ khi làm như vậy.
Mỹ ban hành lệnh trừng phạt "ngay cả đối với các đồng minh của ḿnh mà không chút do dự, khi họ bắt đầu nghĩ rằng một bên khác sẽ sản xuất thứ ǵ đó rẻ hơn và hiệu quả hơn trên thị trường quốc tế", ông nói thêm.
Ông Lavrov trích dẫn quá tŕnh phi công nghiệp hóa ở Liên minh Châu Âu (EU) sau khi khối này từ bỏ nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ của Nga như một ví dụ về việc Mỹ gây hại cho những đối tác trung thành với ḿnh v́ lợi ích của chính họ.
"Họ [người Mỹ] đă vội vàng bật đèn xanh cho các cuộc tấn công khủng bố phá hủy sự thịnh vượng năng lượng của EU và giờ đây họ thúc giục các khách hàng Ukraine phá hủy cả đường ống dẫn khí TurkStream", nhà ngoại giao này cáo buộc.
Theo RT, các đường ống dẫn khí đốt được lắp đặt dưới đáy Biển Baltic để vận chuyển nhiên liệu của Nga đến Đức đă bị phá hủy vào tháng 9/2022 bởi các vụ nổ. Moscow cáo buộc rằng Mỹ có nhiều lợi thế nhất từ vụ việc đó, v́ nhờ đó họ đă chiếm được thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của châu Âu.
Các nhà điều tra tại EU đă không xác định được thủ phạm, nhưng truyền thông phương Tây đưa tin rằng quân đội Ukraine đứng sau vụ đánh bom.
Trong tuần này, quân đội Nga tuyên bố đă bắn hạ 9 máy bay không người lái của Ukraine đang cố gắng tấn công một phần cơ sở hạ tầng của đường ống dẫn khí đốt TurkStream, nơi khí đốt Nga chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ và tới châu Âu, đồng thời gọi vụ tấn công là “hành động khủng bố năng lượng”.
Đề xuất của ông Trump về Greenland
Tại buổi họp báo, Ngoại trưởng Lavrov được đề nghị b́nh luận về ư định mua Greenland từ Đan Mạch của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, một đề xuất mà Copenhagen đă hoàn toàn bác bỏ.
Ông Lavrov cho biết rằng xét đến t́nh trạng tự trị của ḥn đảo, người dân Greenland có thể có quyền tự quyết theo Hiến chương Liên hợp quốc, giống như người dân các nước khác. Họ không nhất thiết phải bỏ phiếu chia tách khỏi Đan Mạch. Nếu họ làm vậy, họ có thể lựa chọn độc lập thay v́ gia nhập Mỹ.
Nga cũng “lắng nghe ư kiến của người dân Crimea, Donbass và Novorossiya”, ông Lavrov nói, đề cập các cuộc trưng cầu dân ư mà người dân ở các khu vực trước đây thuộc Ukraine đă bỏ phiếu ly khai khỏi Ukraine và gia nhập Liên bang Nga.
Lịch sử lặp lại
Ngoại trưởng Lavrov tin rằng cuộc chiến ủy nhiệm hiện tại giữa Mỹ và Nga gợi nhớ đến những nỗ lực chinh phục nước Nga trong quá khứ.
Nhà ngoại giao này đề cập tuyên bố gần đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden rằng Mỹ đă thành công trong việc kêu gọi 50 quốc gia đồng minh và đối tác hỗ trợ Ukraine.
“Trên thực tế, cuộc chiến là chống lại Nga”, ông Lavrov nói, đồng thời tuyên bố rằng có những điểm tương đồng “rơ ràng” giữa cuộc đối đầu này và những nỗ lực của các nhân vật như Napoleon Bonaparte hay Adolf Hitler nhằm chiếm lấy nước Nga, sau khi khuất phục hàng chục quốc gia châu Âu.
Kế hoạch của ông Trump cho Ukraine
Ngoại trưởng Nga nhận thấy rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Trump và các thành viên trong chính quyền tương lai của ông đă nhiều lần đề cập đến việc giải quyết nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột Ukraine và thừa nhận t́nh h́nh trên thực địa khi thảo luận về các cách giải quyết xung đột.
"Thực tế là t́nh h́nh thực tế trên thực địa hiện đă được đề cập thường xuyên hơn là điều đáng khen ngợi", ông Lavrov cho biết.
Ngoại trưởng Lavrov nói thêm rằng mặc dù Nga vẫn chưa nhận được bất kỳ sáng kiến cụ thể nào từ phía Mỹ, nhưng họ sẵn sàng nghiên cứu bất kỳ đề xuất nào để giải quyết xung đột sau khi ông Trump nhậm chức vào cuối tháng này.
An ninh của lục địa Á-Âu
Ngoại trưởng Lavrov tuyên bố rằng không giống như các châu lục khác, chẳng hạn như Châu Mỹ Latinh và Châu Phi, lục địa Á-Âu (Eurasia) là châu lục lớn nhất, giàu có nhất và đông dân nhất, nhưng không có một cơ quan thống nhất cho toàn bộ lănh thổ của ḿnh. Thay vào đó, nơi đây có các tổ chức và cấu trúc tiểu vùng nhưng không phải là "một mái nhà chung có thể đưa tất cả chúng ta lại với nhau".
Nhà ngoại giao Nga cáo buộc rằng hiện nay, các tổ chức như Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Hội đồng châu Âu (EC) thực tế nằm dưới sự kiểm soát của Mỹ và chỉ cam kết bảo vệ an ninh khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương (Euro-Atlantic).
"Trước hết và quan trọng nhất, NATO và Washington muốn toàn bộ lục địa Á-Âu trở thành một phần của mô h́nh Châu Âu-Đại Tây Dương" theo nghĩa chính trị và quân sự, ông Lavrov nói, cho rằng an ninh trên lục địa này không thể được duy tŕ trong những điều kiện như vậy.
Ngoại trưởng Nga đề xuất rằng lục địa Á-Âu nên tiếp tục phát triển dựa trên lợi ích của các quốc gia trong khu vực, thay v́ theo quan điểm của Châu Âu-Đại Tây Dương. Ông tuyên bố rằng sẽ có lợi nếu thành lập một tổ chức đại diện cho toàn bộ lục địa.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của ḿnh, ông Donald Trump đă nhiều lần tuyên bố rằng nếu đắc cử, ông sẽ giải quyết xung đột ở Ukraine trong ṿng 24 giờ. Tuy nhiên, vào ngày 7/1, ông đă thừa nhận quá tŕnh giải quyết xung đột Ukraine có thể mất nhiều thời gian hơn.
Không có Đức trong các cuộc đàm phán về Ukraine
Tại buổi họp báo ngày 14, Ngoại trưởng Sergey Lavrov được hỏi rằng EU và các quốc gia như Đức có thể đóng vai tṛ ǵ trong các cuộc đàm phán ḥa b́nh Ukraine trong tương lai.
Ông Lavrov nói ông tin rằng người Đức "đă đóng góp thông qua văn pḥng và chính quyền của [cựu] Thủ tướng Merkel", ám chỉ Thỏa thuận Minsk vào tháng 9/2014 do Đức và Pháp hậu thuẫn.
Theo RT, các thỏa thuận được đưa ra để ngăn chặn sự thù địch giữa Kiev và các lực lượng ly khai ở Donbass - những lực lượng từ chối chấp nhận chính quyền mới của Ukraine do Mỹ hậu thuẫn sau cuộc đảo chính Maidan năm 2014.
Nhưng cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel, một trong những người kư kết thỏa thuận Minsk, sau đó công khai thừa nhận rằng cả Berlin, Paris và Kiev đều không có ư định tôn trọng các thỏa thuận, vốn được kư kết chỉ để cho Ukraine “có thêm thời gian”.
Ông Lavrov nói trong buổi họp báo rằng ngay cả trong các cuộc tṛ chuyện riêng gần đây với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Đức đương nhiệm Olaf Scholz "chưa nói bất cứ điều ǵ" và thậm chí không đề cập đến nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột Ukraine.
VietBF@ Sưu tập