Các nhà khoa học đă tái tạo khuôn mặt của tổ tiên loài người cổ đại, có thể đă đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh tiến hóa của chúng ta.
Gương mặt hoàn chỉnh được tái tạo. Ảnh: National Geographic
Theo trang Daily Mail (Anh), để thực hiện điều này, các nhà khoa học đă sử dụng hộp sọ Harbin, được mệnh danh là “Người Rồng”. Đây là một hộp sọ gần như hoàn chỉnh của loài người, có niên đại khoảng 150.000 năm, được phát hiện ở Trung Quốc vào năm 1933.
Nhà cổ sinh vật học John Gurche đă dựa vào hóa thạch và dữ liệu di truyền của loài người đă tuyệt chủng để tái tạo khuôn mặt từ những mảnh hóa thạch. Ông sử dụng các kỹ thuật khoa học để ước tính các đặc điểm khuôn mặt - chẳng hạn kích thước mắt và cấu trúc xương của hộp sọ, nhằm xác định h́nh dạng mũi và khuôn mặt của người cổ đại này. Nhờ đó, ông đă dựng nên h́nh ảnh chân thực đầu tiên về một “người vô danh” thuộc loài Denisovans.
Hộp sọ của người Denisovans. Ảnh: National Geographic
Loài Denisovans, được đặt tên theo hang Denisova ở Siberia, nơi t́m thấy hài cốt của họ, đă sống cách đây từ 200.000 đến 25.000 năm. Các dấu vết cho thấy người Denisovans đă sinh sống tại nhiều nơi, bao gồm cao nguyên Tây Tạng, Đông Nam Á, và cả châu Đại Dương.
Năm 2010, các nhà khoa học đă giải mă được DNA của người Denisova từ một mảnh xương ngón tay 60.000 năm tuổi. Kết quả cho thấy, DNA của người Denisova vẫn tồn tại trong một số người hiện đại, đặc biệt là ở Papua New Guinea. Đây là bằng chứng mạnh mẽ cho thấy người Denisova đă giao phối với người Homo sapiens (Người tinh khôn - tức loài người hiện đại) trước khi họ tuyệt chủng. Cùng với người Neanderthal, loài người cổ đại này là họ hàng đă tuyệt chủng gần nhất của chúng ta.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sự giao phối này có thể đă giúp Homo sapiens thích nghi với môi trường mới khi mở rộng sinh sống trên khắp thế giới, đóng vai tṛ quan trọng trong quá tŕnh tiến hóa của chúng ta.
Mặc dù có nhiều nghiên cứu về người Denisova trong hai thập kỷ qua, hồ sơ hóa thạch của họ vẫn rất hạn chế so với người Neanderthal. Tuy nhiên, với hộp sọ Harbin được phát hiện ở đông bắc Trung Quốc, chúng ta đă có cái nh́n rơ ràng hơn về tổ tiên Denisova của ḿnh.
Hộp sọ Harbin có kích thước tương tự hộp sọ của người hiện đại, nhưng có một số đặc điểm khác biệt, như miệng rộng hơn và trán nhô ra. Hộp sọ này được phát hiện vào năm 1933 bởi một công nhân Trung Quốc, nhưng v́ lư do không rơ ràng, ông đă giấu nó trong một cái giếng cho đến khi nó được tiết lộ lại vào cuối thế kỷ 20.
Ảnh: National Geographic
Nhà cổ sinh vật học Gurche đă sử dụng một bản sao của hộp sọ Harbin để dựng lại khuôn mặt của người Denisova. Ông sử dụng các phương pháp khoa học và các kỹ thuật giải phẫu so sánh để tái tạo lại h́nh dáng mắt, mũi, và các cơ mặt của người cổ đại này. Kết quả cuối cùng là họ đă tạo ra một bức tượng giống như thật về khuôn mặt của người Denisova, mang đến cái nh́n chân thực nhất cho đến nay về loài này.
Ḍng dơi của hộp sọ Harbin vẫn đang là chủ đề tranh luận trong giới khoa học, v́ chưa có bằng chứng di truyền chắc chắn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng nó thuộc về loài Denisova, dựa trên sự tương đồng về h́nh thái với một mảnh xương hàm t́m thấy ở cao nguyên Tây Tạng vào năm 1980.
Mặc dù xương hàm 160.000 năm tuổi được phát hiện cách đây 45 năm không chứa dấu vết vật liệu di truyền nào, nhưng vào năm 2016, các nhà khoa học đă sử dụng một kỹ thuật phân tích gián tiếp mới để nghiên cứu DNA của hóa thạch thông qua các protein lâu bền hơn.
Phân tích các protein trong xương hàm này cho thấy nó thuộc về người Denisova, củng cố thêm giả thuyết rằng hộp sọ Harbin cũng có nguồn gốc từ loài này.
Ngoài ra, hộp sọ Harbin được t́m thấy trong khu vực mà người Denisova đă sinh sống và có niên đại tương tự với các hóa thạch Denisova khác. Với những bằng chứng này, một số chuyên gia tin rằng hộp sọ Harbin có thể là hóa thạch hoàn chỉnh nhất của loài Denisova từng được phát hiện.
Mặc dù khám phá này mang lại một bước tiến lớn trong việc hiểu về người Denisova, các nhà khoa học vẫn cần thêm nhiều hóa thạch để giải đáp hết những bí ẩn về cách họ đă di chuyển khắp thế giới và lư do tại sao họ biến mất.
VietBF@sưu tập