Thứ "độc nhất vô nhị" đó chính là Nhà máy nhiệt điện hạt nhân nổi (FNPP) tên Akademik Lomonosov.
Tháng 1/2025 đánh dấu thời điểm tối quan trọng của sức mạnh nguyên tử Nga: Nhà máy Akademik Lomonosov vừa hoàn thành chu tŕnh nhiên liệu hạt nhân đầu tiên kể từ khi chính thức đi vào hoạt động vào năm 2020; đồng thời Akademik Lomonosov tạo ra 1 tỷ kilowatt giờ (kWh) đầu tiên cho mạng lưới biệt lập của trung tâm năng lượng Chaun-Bilibino thuộc Khu tự trị Chukotka, Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Quốc gia Nga (ROSATOM) thông tin.
Sà lan Akademik Lomonosov đang neo đậu tại cảng Pevek ở Bắc Cực của Nga. Ảnh: ROSATOM
Chưa dừng ở đó, tính đến tháng 1/2025, Akademik Lomonosov vẫn nắm giữ kỷ lục "cô độc" nhất hành tinh khi là nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới; đồng thời cũng là đơn vị sản xuất nhiệt và điện nằm xa về cực Bắc nhất trên Trái đất.
"2024 là một năm mang tính bước ngoặt đối với FNPP (thuộc ROSATOM) - với chiến dịch nạp nhiên liệu đầu tiên trong lịch sử nhà máy đă kết thúc thành công. Trong điều kiện cực kỳ khắc nghiệt vùng Bắc Cực, đây là một thách thức to lớn và FNPP đă làm được.
Với công nghệ ḷ phản ứng tương tự như tàu phá băng của Nga, chu tŕnh nhiên liệu trên FNPP đ̣i hỏi phải thay đổi các thanh uranium cho hai ḷ phản ứng sau mỗi 3 đến 5 năm. Chúng tôi tin rằng việc đưa vào hoạt động nhà máy điện hạt nhân nổi duy nhất trên thế giới Akademik Lomonosov là một bước đột phá cho sự phát triển bền vững của Bắc Cực, cũng như các vùng xa xôi và các đảo trên toàn thế giới" - Natalia Tarasova, Phó giám đốc quản lư nguồn nhân lực tại FNPP cho biết.
Chiến lược hạt nhân bền vững của Nga
Việc nhà máy nhiệt điện hạt nhân Akademik Lomonosov lập kỳ tích tạo ra 1 tỷ kilowatt giờ điện đầu tiên - phục vụ cho khu định cư Pevek và mỏ đồng Baimskaya gần đó cùng nhà máy chế biến quặng sắp được xây dựng - không chỉ chứng minh cho năng lực hạt nhân hàng đầu thế giới của Nga; mà c̣n làm sáng tỏ các khoản đầu tư của Nga vào Bắc Cực và nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng của khu vực này.
Các nhà nghiên cứu thuộc dự án Business Index North (BIN) năm 2024 đă điều tra các khoản đầu tư của Nga vào Bắc Cực. Họ phát hiện ra rằng Nga chiếm 50-60% tổng số các khoản đầu tư vào Bắc Cực. Phần c̣n lại được chia cho 7 quốc gia Ṿng Bắc Cực khác, gồm: Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Mỹ và Canada.
Sự gia tăng mạnh mẽ về đầu tư vào Khu tự trị Chukotka của Nga có liên quan đến một số dự án lớn:
- Khai thác: Đầu tư đáng kể vào sản xuất vàng và đồng.
- Năng lượng: Nhà máy điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov ở Pevek, Khu tự trị Chukotka.
- Cơ sở hạ tầng: Phát triển các bến cảng biển mới cho tuyến đường biển phía Bắc.
Business Index North (BIN) đánh giá, Nhà máy nhiệt điện hạt nhân nổi Akademik Lomonosov, được xây dựng trên một bệ dài 144 mét (trên một sà lan) chứa hai ḷ phản ứng, đă trở thành tiêu điểm thế giới vào năm 2019 khi nó được kéo dọc theo bờ biển Na Uy đến Murmansk - thành phố lớn nhất thế giới ở phía bắc Ṿng Bắc Cực.
Khả năng đáng kinh ngạc của nó trong việc cấp điện cho một thành phố quy mô 100.000 người hoàn toàn trái ngược với dân số chỉ hơn 4.000 người của Pevek, nhấn mạnh quy mô tham vọng của Nga ở Bắc Cực. Việc triển khai công nghệ hạt nhân tiên tiến như vậy ở một khu vực thưa dân như Pevek chắc chắn đang phục vụ một số mục đích chiến lược.
Andrey Mineev, người đứng đầu dự án BIN cho biết: "Phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng năng lượng, giao thông và khai thác tài nguyên thiên nhiên được coi là trọng tâm của Nga tại Bắc Cực. Tuy nhiên, khoa học công nghệ và phát triển kinh tế - xă hội một cách bền vững cũng được Nga rất coi trọng".
Đúng vậy!
Trong bối cảnh nhân loại đang đối mặt với cuộc chiến chống biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, kỷ nguyên sử dụng năng lượng hạt nhân an toàn, ḥa b́nh - bên cạnh các nguồn năng lượng tái tạo - đang nổi lên trên toàn cầu.
Thực tế, Hiệp hội Hạt nhân Thế giới (WNA) đánh giá rất cao sự "sạch" của điện hạt nhân. Hăy cùng so sánh: Các nhà máy điện hạt nhân không thải ra khí nhà kính trong quá tŕnh vận hành; và trong suốt ṿng đời của ḿnh, điện hạt nhân thải ra lượng khí thải tương đương CO2 trên một đơn vị điện tương đương với điện gió, và chỉ bằng một phần ba lượng khí thải trên một đơn vị điện khi so sánh với điện mặt trời.
Việc sử dụng năng lượng hạt nhân ngày nay giúp tránh được lượng khí thải tương đương với việc loại bỏ một phần ba số ô tô khỏi đường bộ trên thế giới.
Điều đáng nói, kể từ vụ tai nạn ḷ phản ứng Fukushima năm 2011, các nhà lănh đạo năng lượng hạt nhân toàn cầu là Nhật Bản và Pháp đă thu hẹp đáng kể quy mô ngành hạt nhân của họ. Đức thậm chí đă quyết định loại bỏ dần các ḷ phản ứng hạt nhân của ḿnh - nhưng vẫn khá chật vật khi đối mặt với giá điện âm do dư thừa điện năng lượng tái tạo.
Một số công ty công nghệ hàng đầu đă rời khỏi thị trường năng lượng hạt nhân, để lại khoảng trống cho ROSATOM lấp đầy.
Eurasian Ventures - nền tảng thông tin về diễn biến chính trị, an ninh và kinh tế năng lượng ở Âu-Á và trên toàn thế giới - có bài phân tích rất chuyên sâu về tương lai tươi sáng của ROSATOM - và gọi nó là "Gă khổng lồ im lặng". Nội dung bài phân tích này sẽ được thông tin sau.
VietBF@ Sưu tập