COPD là cụm từ viết tắt của Chronic Obstructive Pulmonary Disease, loại bệnh này được hiểu là một t́nh trạng viêm phổi mạn tính hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Người bệnh COPD có tỷ lệ mắc ung thư phổi cao hơn b́nh thường. Ảnh: Freepik.
TS.BS Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm ḍ chức năng Hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) được chia thành hai dạng chính. Một là khí phế thũng, trong đó các vách túi nang bị tổn thương, làm thu hẹp đường thở. Hai là viêm phế quản tắc nghẽn, một t́nh trạng viêm mạn tính khiến thành ống thở bị hẹp, cản trở không khí thoát ra khỏi phổi một cách b́nh thường.
COPD thường đi kèm với các bệnh lư đồng mắc như bệnh tim mạch, ung thư phổi, loăng xương, đái tháo đường và sụt cân. Trong đó, bệnh tim mạch, đặc biệt là suy tim mạn, là bệnh đồng mắc phổ biến và có ảnh hưởng lớn đến tiên lượng của bệnh nhân COPD.
Bệnh nhân COPD cũng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn so với người có chức năng hô hấp b́nh thường. Tuy nhiên, việc chẩn đoán và điều trị ung thư phổi trên đối tượng này gặp nhiều khó khăn do t́nh trạng tổn thương phổi sẵn có.
Ngoài ra, tỷ lệ loăng xương ở bệnh nhân COPD chiếm khoảng 14,8%, cao hơn so với 10,8% trong dân số chung. Các yếu tố nguy cơ bao gồm hút thuốc lá, thiếu vitamin D, giảm BMI, ít vận động và sử dụng corticosteroid kéo dài.
Bên cạnh đó, tỷ lệ đái tháo đường ở bệnh nhân COPD là khoảng 14%. T́nh trạng này không chỉ làm tăng nguy cơ nhập viện mà c̣n liên quan đến tỷ lệ tử vong cao hơn, khiến việc quản lư bệnh nhân COPD trở nên phức tạp và cần theo dơi sát sao.