Theo như tổ chức WHO có 194 thành viên. Trong đó, Mỹ là nước tài trợ cho WHO nhiều nhất từ khi được thành lập vào năm 1948, WHO nhận tất cả các khoản tài trợ và chi phí thành viên. Mỗi thành viên đều phải trả một số tiền nhất định để gia nhập tổ chức – phí thành viên. Số tiền này được cân nhắc dựa trên dân số và kinh tế của mỗi quốc gia.
Nguồn tiền của WHO
Theo Reuters, quyết định rời đi của Mỹ là “đ̣n giáng” trực tiếp vào nguồn tiền của WHO – tổ chức y tế công cộng hàng đầu thế giới.
Kể từ khi được thành lập vào năm 1948, kinh phí hoạt động của WHO chủ yếu đến từ 2 nguồn: Phí thành viên (bắt buộc) và tiền tài trợ (tự nguyện).
WHO có 194 thành viên. Mỗi thành viên đều phải trả một số tiền nhất định để gia nhập tổ chức – phí thành viên. Số tiền này được cân nhắc dựa trên dân số và kinh tế của mỗi quốc gia.
Về tiền tài trợ. Đây là khoản đóng góp tự nguyện của các thành viên, cũng như của các đối tác từ thiện cho WHO. Tiền tài trợ thường được sử dụng cho từng chương tŕnh cụ thể.
Tuy nhiên, nhiều năm gần đây, WHO ngày càng phụ thuộc và các khoản tiền tài trợ. Và Mỹ – quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới – là nhà tài trợ hào phóng nhất của WHO, theo Reuters.
Giai đoạn ngân sách 2022 – 2023, chi phí hoạt động của WHO là 6,4 tỉ USD. Trong đó, phí thành viên chỉ chiếm 12% tổng ngân sách.
Mỹ có đóng góp lớn cho WHO để xử lư các dịch bệnh nghiêm trọng (ảnh: Reuters)
Nhà tài trợ lớn nhất “ra đi”
Theo CNN, kể từ khi WHO thành lập, Mỹ luôn là nhà tài trợ hàng đầu cho tổ chức này.
Trong ngân sách của WHO giai đoạn 2022 – 2023, Mỹ đóng góp khoảng 1,3 tỉ USD, chiếm 16,3%. Các nhà tài trợ hàng đầu khác của WHO là Đức (856 triệu USD), Quỹ Bill và Melinda Gates (830 triệu USD), Liên minh vaccine Gavi (481 triệu USD) và Ủy ban châu Âu (468 triệu USD).
Điều đáng nói là trong 1,3 tỉ USD mà Mỹ đóng đóng, chỉ có khoảng 218 triệu USD là phí thành viên. Hơn 1 tỉ USD c̣n lại đều là tiền tài trợ tự nguyện.
Giai đoạn 2024 – 2025, ngân sách của WHO là khoảng 6,8 tỉ USD. Trong đó, Mỹ đóng góp tới 18%.
Theo WHO, Mỹ có vai tṛ quan trọng trong các chương tŕnh pḥng chống bệnh lao phổi, bệnh HIV/AIDS trên toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới.
Trong ứng phó với dịch bệnh (t́nh trạng khẩn cấp), Mỹ đă hợp tác với WHO để ngăn chặn dịch mpox (bệnh đậu mùa khỉ) ở Cộng ḥa Dân chủ Congo. Kể từ tháng 3/2024, Mỹ đă tài trợ hơn 22 triệu USD cho các nỗ lực xử lư dịch mpox.
Năm 2024, Mỹ c̣n hợp tác với Rwanda và WHO để xử lư đợt bùng phát dịch Marburg (tỉ lệ tử vong 50%) ở khu vực trung, đông Phi.
Theo Reuters, quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc rút Mỹ khỏi WHO không chỉ là “đ̣n giáng mạnh” vào ngân sách mà c̣n ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của Tổ chức Y tế Thế giới trong tương lai.
“Thông báo này khiến t́nh h́nh tài chính của chúng tôi trở nên nghiêm trọng hơn và sẽ tạo ra mối lo ngại cũng như sự bất ổn đáng kể cho các thành viên của WHO”, Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus – nói.
Tổng giám đốc WHO – ông Tedros Adhanom Ghebreyesus (ảnh: Reuters)
Trung Quốc đóng góp bao nhiêu?
Hôm 26/1, phát biểu trong một sự kiện ở Las Vegas (Mỹ), Trump nói với đám đông người ủng hộ rằng ông có thể cân nhắc để Mỹ tái gia nhập Tổ chức Y tế Thế giới. Tuy nhiên, Trump cho biết ông không hài ḷng khi Mỹ phải chi tiền cho WHO nhiều hơn Trung Quốc – quốc gia có đông dân số hơn.
Theo CBS News, dân số Trung Quốc (quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới) là khoảng 1,4 tỉ người. Dân số Mỹ là hơn 345 triệu người.
Theo Reuters, các khoản đóng góp của Trung Quốc cho WHO kể từ năm 2024 đă tăng lên 52%, nhưng vẫn là ít ỏi khi so sánh với Mỹ.
Giai đoạn ngân sách 2022 – 2023 của WHO, Trung Quốc đóng góp 115 triệu USD phí thành viên, trong khi Mỹ phải chi 219 triệu USD, gần gấp đôi.
Số tiền đóng góp tự nguyện (tài trợ) của Trung Quốc cho WHO là 41 triệu USD, trong khi Mỹ tài trợ hơn 1 tỉ USD.
Theo dữ liệu của WHO, riêng trong năm 2024, Mỹ đă tài trợ tổng cộng 958 triệu USD, chiếm gần 20% ngân sách năm của tổ chức. Đóng góp của Trung Quốc trong cả năm 2024 là 203 triệu USD.
Trung Quốc hiện xếp thứ 8 về quy mô tài trợ cho WHO, đứng sau các tổ chức như Quỹ Bill và Melinda Gates, Ngân hàng Thế giới (WB) và sau các nước như Đức, Anh.
Tuy nhiên, theo Telegraph, nếu sẵn sàng đóng góp nhiều hơn và lấp vào khoảng trống tài chính mà Mỹ để lại, Trung Quốc sẽ “viết lại lịch sử” của WHO.
“Vai tṛ của WHO chỉ nên được tăng cường cứ không phải làm suy yếu”, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, sau sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO của ông Trump.
Ông Ghebreyesus gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (ảnh: Reuters)
Ai sẵn sàng gồng gánh WHO?
Theo CNN, Trung Quốc – quốc gia giàu có thứ 2 thế giới, sau Mỹ – có thể tăng tài trợ cho WHO, nhưng khó có thể đảm đương khoản ngân sách mà Mỹ để lại.
Bên cạnh đó, Trung Quốc dường như ít quan tâm đến chủ nghĩa đa phương về sức khỏe toàn cầu. Thay vào đó, Bắc Kinh thích các thỏa thuận song phương, cùng có lợi, mà Trung Quốc có thể làm việc trực tiếp với quốc gia mà họ hỗ trợ.
“Sự tham gia của Trung Quốc trên diễn đàn y tế toàn cầu, chẳng hạn như tại Đại hội Y tế Thế giới, vẫn c̣n hạn chế”, ư kiến của các học giả Trung Quốc, Thái Lan trên Tạp chí sức khỏe toàn cầu.
Về Liên minh châu Âu (EU), họ c̣n bận xử lư xung đột Nga – Ukraine và đang rơi vào căng thẳng về kinh tế, theo Health Policy.
“Kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, EU và các nước thành viên đă cung cấp hơn 140 tỉ USD viện trợ tài chính, quân sự, nhân đạo và tị nạn cho Ukraine”, EU thông báo.
Mỹ sáng lập WHO 2.0?
Theo Health Policy, Mỹ có thể làm suy yếu hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính nước này khi quyết định rút khỏi WHO. Ví dụ, khi một căn bệnh có nguy cơ bùng phát thành đại dịch, Mỹ sẽ thuộc nhóm nhận được thông tin sau cùng, do nằm ngoài WHO.
Tuy nhiên, hồi tháng 11/2024, Trump đă tuyên bố ông có thể thành “thành lập một liên minh y tế mới, bao gồm các quốc gia cam kết mạnh mẽ về sức khỏe, bảo vệ chủ quyền và tự do”.
Nếu kế hoạch này không thành công, Mỹ có thể phải trả giá đắt v́ họ là nước dẫn đầu và phải xây dựng một tổ chức toàn cầu, có chuyên môn cao, từ con số 0, theo Health Policy.