Theo như Ninja nổi tiếng với những nhẫn thuật phi thường như chạy trên mặt nước, phun ra lửa hay phân thân ra hàng chục người giống hệt nhau, bởi ninja hạ sát mục tiêu, chiến đấu và tẩu thoát bằng những nhẫn thuật phi thường do các ninja bước ra từ bóng tối th́ bắt buộc phải trải qua huấn luyện ninjutsu.
Ninjutsu và huyền thoại về Ninja
Thời phong kiến Nhật Bản, ninja được coi là một nghề. Họ được các lănh chúa (daimyo) hoặc tướng quân (shogun) thuê để thực hiện những nhiệm vụ bị giới samurai cho là “thấp kém” nhưng vô cùng nguy hiểm như xâm nhập vào ḷng địch, thu thập thông tin, phá hoại và ám sát.
Để tự bảo vệ và hoàn thành nhiệm vụ, các ninja bắt buộc phải trải qua huấn luyện ninjutsu (nhẫn thuật) và ít nhất cũng phải được chứng nhận là genin – cấp bậc thấp nhất của ninja.
Nhiều người cho rằng ninjutsu là một môn vơ thuật. Quan điểm này đúng nhưng chưa đủ.
Theo Way of Ninja, ninjutsu (ngoài vơ thuật) c̣n bao gồm cả chiến thuật quân sự, cách chế tạo vũ khí, ẩn nấp, do thám, ám sát, cải trang, y thuật và nhiều kỹ năng khác của ninja. Ninjutsu được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong mỗi gia tộc ninja và không ngừng sáng tạo, phát triển.
Các ninja giỏi nhất Nhật Bản đến từ vùng Iga và vùng Koga. Họ được cho là những bậc thầy ninjutsu và sở hữu nhiều năng lực phi thường như tàng h́nh, chạy trên mặt nước, tự chữa lành vết thương và kiểm soát các yếu tố tự nhiên.
Ninja dùng độn hỏa (ảnh: NHK)
Những năng lực khó tin của ninja
Độn hỏa (katon-no-jutsu)
Độn hỏa (thuật dùng lửa) là một trong những kỹ thuật kiểm soát yếu tố tự nhiên của ninja. Dân gian Nhật Bản tin rằng ninja, ở một tŕnh độ nhất định, có thể phun lửa từ trong cơ thể và điều khiển lửa để tấn công đối phương theo ư muốn. Điều này khá phi thực tế, theo ThoughtCo (trang web giáo dục có trụ sở tại Mỹ).
Theo ThoughtCo, độn hỏa là cách ninja chế tạo pháo cầm tay (có h́nh dạng như quả trứng gà), bom khói mù ném về phía đối phương rồi nhanh chân tẩu thoát. Kỹ thuật này c̣n có thể được ninja sử dụng để đánh lạc hướng đối phương, sau đó tấn công.
Tuy nhiên, việc sử dụng pháo khá nguy hiểm và ninja có thể bị thương nếu đứng gần vụ nổ.
Theo Japan B (trang văn hóa – lịch sử Nhật Bản), những ninja giỏi độn hỏa nhất đến từ vùng Iga. Ngoài pháo cầm tay, ninja Iga được cho là có thể phun ra lửa (bằng cách ngậm dầu, rượu mạnh trong miệng và phun qua mồi lửa), tấn công bằng tên lửa (tên tẩm dầu), chế tạo ḿn (hũ đựng thuốc nổ đốt bằng dây cháy chậm) và sử dụng súng hỏa mai. Phương pháp điều chế thuốc súng là bí mật của từng gia tộc ninja.
Trong thời đại vũ khí lạnh, những cuộc tấn công bằng lửa chắn chắn sẽ khiến đối phương sợ hăi và thiệt hại đáng kể.
Ninja chạy trên nước bằng giày mizugumo (ảnh: Nippon)
Độn thủy (suiton-no-jutsu)
Độn thủy (thuật dùng nước) là kỹ thuật tương đối phổ biến của ninja khi ám sát mục tiêu hoặc chạy trốn. Dụng cụ quan trọng của thuật này là một ống sậy (loại thực vật thân rỗng, mọc hoang ở ven sông).
Theo Way of Ninja, khi bị truy đuổi, ninja có thể nhảy ngay xuống sông, hồ để lẩn trốn và dùng ống sậy để thở. Họ có thể ngâm ḿnh trong nước 1 – 2 tiếng mà không bị phát hiện. Dưới mặt nước, ninja cũng phải học cách di chuyển mà không tạo sóng.
Kỹ thuật chạy trên mặt nước cũng là một phần của độn thủy. Bí mật chính là các đôi giày da được bơm đầy khí hoặc làm bằng gỗ nhẹ (mizugumo) để duy tŕ sức nổi của ninja. Trong mắt người thường, việc các ninja chạy trên mặt nước chẳng khác nào một phép thần thông.
Theo Way of Ninja, sử dụng mizugumo không hề đơn giản. Ninja phải luyện tập vất vả để làm quen với dụng cụ này và học cách giữ thăng bằng khi chạy trên nước. Ở vùng Koga, ngày nay người ta vẫn c̣n lưu lại nhiều chiếc mizugumo của ninja.
Ninja ẩn nấp trong cây rừng (ảnh: Nippon)
Thổ độn (doton-no-jutsu)
Thổ độn (thuật dùng đất) là kỹ năng phổ biến nhất của ninja. Với thổ độn, ninja có thể đột ngột biến mất hoặc xuất hiện trước mặt kẻ thù. Thực chất, họ đă đào trước những chiếc hố (phủ lá lên trên) hoặc đường hầm để ẩn nấp. Ninja cũng có thể ngụy trang như một tảng đá hoặc vùi ḿnh sâu trong đất, cát để phục kích đối thủ.
Độn mộc (mokuton-no-jutsu)
Độn mộc (thuật dùng cây cỏ) là cách ninja ẩn thân trong các bụi cỏ, tán lá cây và ẩn thân trong rừng.
Theo Discovery UK, độn mộc được dùng khi ninja áp sát người vào thân cây và dùng một miếng vải màu nâu sẫm để che hết thân ḿnh. Lợi dụng bóng đêm hoặc trong một khu rừng rậm rạp, ninja có thể tránh khỏi bị đối phương phát hiện. Ninja cũng có thể di chuyển nhanh qua các cành cây với kỹ năng leo trèo đáng nể và ẩn nấp sau những tán lá.
Bay lượn và khinh công
Trong tiểu thuyết và phim ảnh, việc ninja sử dụng những con diều lớn để bay, tẩu thoát hay ném chất nổ vào kẻ địch thường xuyên được đề cập. Ninja cũng có thể dùng diều để bay qua các địa h́nh hiểm trở hoặc truyền tin.
Tuy nhiên, Stephen Richard Turnbull – nhà sử học người Anh, chuyên gia nghiên cứu lịch sử quân sự Nhật Bản – cho rằng, đó chỉ là những t́nh tiết hư cấu.
Theo ông Turnbull, diều lượn có thể nhấc người khỏi mặt đất. Nhưng dùng diều để bay lượn như chim rồi tấn công kẻ địch th́ “chỉ có trong tưởng tượng”. Việc bay bằng diều lớn rất dễ bị phát hiện, kể cả trong bóng đêm, và ninja có thể trở thành “bia bắn” của lính canh.
Theo Discovery UK, việc ninja bay bằng dù lượn và tấn công kẻ địch từ trên không là khá khó tin, tuy nhiên, họ cũng có những kỹ năng di chuyển đặc biệt.
Để phục vụ cho hoạt động đột nhập và ám sát, từ khi c̣n nhỏ, các ninja đă phải học những cách di chuyển đặc biệt, kết hợp giữa mu bàn chân, ngón chân và bàn tay sao cho không phát ra tiếng động. Các kỹ năng như Inu-bashiri (chạy như chó), Kitsune-bashiri (chạy như cáo) hay Shinso Usagi-aruki (đi như thỏ trong bụi cỏ) được áp dụng tùy thuộc vào t́nh huống.
Ngoài ra, ninja c̣n sử dụng Musasabino-jutsu (kỹ năng sóc bay) để nhảy từ độ cao lớn xuống đất mà không bị thương. Đây là một kỹ năng khó và khá mạo hiểm.
Theo Discovery UK, ninja sử dụng Musasabino-jutsu bằng cách buộc 2 góc của một tấm vải lớn vào 2 chân, 2 tay giữ chặt 2 góc c̣n lại của tấm vải rồi nhảy xuống (tương tự như nhảy dù). Nếu không may tấm vải bị rách hoặc không giữ chặt các góc, ninja có thể bị thương nặng khi tiếp đất.
Thuật kuji-kiri của ninja (tranh: Way of Ninja)
Thuật phân thân
Thuật phân thân là kỹ năng mạnh nhất và đáng chú ư nhất của ninja.
Theo Nippon (trang tin Nhật Bản), khi đương đầu với thủ mạnh và đông đảo, ninja sẽ sử dụng một loại bùa chú để nhân đôi, nhân ba, thậm chí nhân 10 lần cơ thể. Sức mạnh của phân thân không thua kém “bản gốc” và có thể nhanh chóng hạ sát đối thủ. Thuật phân thân cũng được sử dụng khi ninja chạy trốn và muốn đánh lạc hướng đối thủ.
Tuy nhiên theo Way of Ninja, thuật phân thân chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng. Khi thực chiến, ninja có thể tạo ra “ảo giác” về thuật phân thân bằng cách ăn mặc giống nhau và luyện tập để hành động giống nhau.
Tương truyền, thuật phân thân là kỹ thuật đặc biệt khó và chỉ có ninja cấp cao mới thực hiện được. Để thi triển thuật này, tranh vẽ cổ mô tả ninja phải sử dụng thuật đan tay (kuji-kiri), tập trung tinh thần và kêu gọi sức mạnh của các vị thần.
Thuật kuji-kiri (Cửu cách) được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc, Ấn Độ và là một trong các phép tu luyện của yamabushi – các tu sĩ khổ hạnh, sống ẩn dật trên núi của Nhật Bản.
Thuật kuji-kiri bao gồm 9 động tác đan các ngón tay vào nhau (kết ấn), gọi là rin, pyo, to, sha, kai, jin, retsu, zai và zen. Hiểu một cách đơn giản, kuji-kiri là quá tŕnh ninja tập trung tinh thần, niệm chú và kết ấn để triệu hồi các vị thần hay sử dụng một sức mạnh siêu nhiên, theo Way of Ninja.
Trên phim ảnh hay trong các bộ truyện tranh, trước khi sử dụng những nhẫn thuật phi thường như điều khiển nước lửa, sấm sét, phân thân, tàng h́nh, tự phục hồi vết thương… ninja đều phải thực hiện kuji-kiri.
Vậy kuji-kiri có mang lại sức mạnh siêu nhiên không?
Theo Way of Ninja, không có bằng chứng nào cho thấy thuật kuji-kiri có thể tạo ra sức mạnh siêu nhiên hay khả năng phân thân cho ninja.
Những ǵ kuji-kiri mang lại là một trạng thái tập trung cao độ. Trạng thái tinh thần tối ưu giúp ninja giữ b́nh tĩnh, kiểm soát hơi thở và hoạt động tốt dưới áp lực. Hiệu quả này khá giống với thiền định – hoạt động thường ngày của ninja.
Năm 2016, các nhà khoa học tại Đại học Mie (Nhật Bản) đă tiến hành thí nghiệm đặc biệt về tác động của thuật kuji-kiri với 15 người từng trải qua huấn luyện ninja.
Nhịp tim và sóng năo của 15 người được theo dơi trước và sau khi họ thực hiện kuji-kiri.
Kết quả cho thấy 15 người đều có sự gia tăng sóng năo Alpha (loại sóng năo xuất hiện khi con người ở trạng thái thư giăn, giúp nâng cao nhận thức, trí nhớ, sự tập trung) và giảm thiểu sóng năo Beta (loại sóng năo gây căng thẳng, bất an).
Đường hầm trong căn nhà ninja (ảnh: Edo Trip)
Ngôi nhà của ninja
Ở công viên Noboribetsu Date Jidaimura tại Hokkaido (Nhật Bản) – nơi tái hiện không gian sống trong thời kỳ Edo (1603 – 1868) – các màn tŕnh diễn vơ thuật của ninja luôn là tiết mục hấp dẫn nhất, theo Edo Trip.
Khi đến thăm công viên, du khách c̣n được tham quan karakuri yashiki, ngôi nhà truyền thống của một ninja. Bề ngoài, karakuri yashiki giống như các ngôi nhà b́nh thường ở vùng nông thôn với mái rơm, sàn gỗ. Tuy nhiên, bên trong ngôi nhà của ninja ẩn giấu rất nhiều cạm bẫy, đường hầm vừa để cất giấu vũ khí, vừa để thoát hiểm.
Vách gỗ của karakuri yashiki được thiết kế theo kiểu đ̣n xoay. Chỉ cần một cú đẩy là vách tường có thể xoay 180 độ để ninja “đi xuyên tường”. Sàn nhà có lỗ hổng bí mật để ninja nhảy xuống và thực hiện thuật “độn thổ” trong chớp mắt.
Theo Edo Trip, ngôi nhà karakuri yashiki là “công cụ” hiệu quả để ninja thi triển các nhẫn thuật của ninjutsu.
Yamada Yuji – nhà sử học, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Ninja quốc tế tại Đại học Mie (Nhật Bản) – cho rằng, sau khi Nhật Bản kết thúc thời kỳ Chiến quốc vào năm 1603, vai tṛ và ảnh hưởng của ninja phai nhạt dần. Đến thời Minh Trị (năm 1868), ninja dần trở thành nhân vật huyền thoại, xuất hiện nhiều trong các tiểu thuyết với những kỹ năng hư cấu như tàng h́nh, phân thân, kiểm soát nước, lửa…
Ví dụ, Nakagawa Shoshunjin – người sáng lập ḍng ninja Nakagawa ở tỉnh Mutsu vào thế kỷ 17 – viết trong cuốn tự truyện rằng ông có khả năng biến thành nhiều loài động vật như chim, chuột, nhện.
Đối với nhà sử học Yamada Yuji, ninja không phải siêu anh hùng nhưng có nhiều điều đáng để học hỏi từ họ.
“Họ có sức mạnh to lớn và được huấn luyện để sinh tồn. Thế giới ngày nay đă trở nên quá tiện lợi và con người dần phụ thuộc, không thể tự làm bất cứ điều ǵ. Ninja rất chăm chỉ. Họ luôn vượt qua nghịch cảnh và cố gắng chiến thắng. Tôi cho rằng có nhiều điều mà những người ngày nay, những người thiếu ư chí, có thể học hỏi từ ninja”, ông Yuji nói.
Đồng quan điểm trên, ông Jinichi Kawakami – người được cho là ninja cuối cùng của Nhật Bản – cho biết: “Cho dù có luyện tập nhiều thế nào đi chăng nữa, ninja cũng chỉ là con người”.