Theo như ṛ rỉ nội dung chi tiết của kế hoạch Tổng thống Mỹ Donald Trump giải quyết xung đột Nga-Ukraine trong 100 ngày vừa được hé lộ về kế hoạch "giải quyết xung đột trong 100 ngày" này đă được Mỹ chuyển cho chính quyền Kiev qua các nhà ngoại giao châu Âu. Theo kế hoạch này, Ukraine sẽ phải từ bỏ tư cách thành viên NATO, nhưng sẽ trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2030.
Báo “Strana” của Ukraine đă công bố một kế hoạch do nhóm của Tổng thống Mỹ Donald Trump soạn thảo nhằm chấm dứt cuộc xung đột Nga - Ukraine trong ṿng 100 ngày. Theo tờ báo, kế hoạch này đă được Mỹ chuyển cho Ukraine thông qua các nhà ngoại giao châu Âu và đang được thảo luận tích cực trong giới chính trị và ngoại giao tại Ukraine.
Cuộc xung đột có lịch sử hết sức phức tạp, lại có nhiều nước can dự, quan điểm các bên c̣n rất xa nhau không dễ ǵ giải quyết trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, điều quan trọng là các bên đă nhận được tín hiệu của nhau và mong muốn giải quyết xung đột.
Nội dung kế hoạch ḥa b́nh của ông Trump
Theo kế hoạch nêu trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ điện đàm vào tháng 1 hoặc tháng 2/2025, sau đó thảo luận các hành động tiếp theo với Kiev.
Ở giai đoạn tiếp theo, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ phải hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán với ông Putin. Và trong tháng 2 hoặc nửa đầu tháng 3/2025, bộ ba nhà lănh đạo Trump, Zelensky và Putin sẽ gặp nhau, hoặc là song phương hoặc ba bên để bàn và thoả thuận nội dung chính của kế hoạch ḥa b́nh.
Trong thời gian đàm phán, các hành động quân sự vẫn tiếp tục. Ông Trump sẽ không ngăn chặn việc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine.
Bản kế hoạch ḥa b́nh của ông Trump phân làm nhiều giai đoạn, trong đó đề cập Ukraine sẽ phải từ bỏ tư cách thành viên NATO. Ảnh: Politico
Ở giai đoạn kế tiếp, lệnh ngừng bắn sẽ được thiết lập trên toàn bộ tiền tuyến vào lễ Phục sinh ngày 20/4/2025. Ukraine phải rút quân khỏi khu vực Kursk. Một Hội nghị Ḥa b́nh Quốc tế dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối tháng 4/2025, chính thức hóa thỏa thuận giữa Nga và Ukraine với sự trung gian của Mỹ, Trung Quốc, các nước châu Âu và các nước Nam Bán cầu.
Việc trao đổi tù binh giữa Nga và Ukraine theo công thức “tất cả đổi tất cả” sẽ được tiến hành ngay sau khi Hiệp định hoà b́nh được kư kết.
Ngày 9/5/2025, Hội nghị ḥa b́nh sẽ ra tuyên bố chấm dứt chiến tranh và sau ngày này, Ukraine ngừng gia hạn thiết quân luật và huy động binh lính. Giai đoạn cuối cùng của kế hoạch này là Ukraine tổ chức bầu cử Tổng thống vào cuối tháng 8/2025 và bầu cử Quốc hội vào cuối tháng 10/2025.
Theo kế hoạch này, Ukraine sẽ phải từ bỏ tư cách thành viên NATO, nhưng sẽ trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 2030. EU sẽ đảm nhận trách nhiệm tái thiết Ukraine. Trong khi đó, Kiev sẽ không cắt giảm quy mô quân đội và Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng vũ trang Ukraine.
Ngoài ra, Ukraine sẽ từ bỏ các nỗ lực quân sự và ngoại giao nhằm giành lại các vùng lănh thổ bị Nga chiếm đóng, nhưng sẽ không công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lănh thổ này.
Vấn đề lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh châu Âu sau khi chiến sự kết thúc sẽ được xem xét, v́ Kiev yêu cầu điều này, nhưng Moscow kiên quyết phản đối.
Liên quan đến bầu cử, các đảng “ủng hộ việc bảo vệ tiếng Nga và chung sống ḥa b́nh với Nga” sẽ được phép tham gia. Mọi hành động chống lại Giáo hội Chính thống giáo Ukraine và tiếng Nga phải chấm dứt.
Sau khi kư kết Hiệp định ḥa b́nh với Nga, các lệnh trừng phạt Nga sẽ được dỡ bỏ. Một số hạn chế sẽ được dỡ bỏ ngay lập tức, trong khi những hạn chế khác sẽ được dỡ bỏ trong thời hạn 3 năm, tùy thuộc vào việc tuân thủ thỏa thuận.
Đặc biệt, mọi hạn chế đối với việc nhập khẩu năng lượng của Nga vào EU sẽ được dỡ bỏ, nhưng sẽ phải chịu thuế đặc biệt và số tiền thu được sẽ dành cho việc tái thiết Ukraine.
Phản ứng của Ukraine
Theo tờ The Independent (Anh), lănh đạo phe “Người phục vụ nhân dân” tại Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) David Arakhamia - đồng thời là người dẫn đầu phái đoàn Ukraine tại các cuộc đàm phán ở Istanbul năm 2022 - đă có mặt tại lễ nhậm chức của ông Trump.
Tờ báo này gọi lời mời tới ông David Arakhamia là "một bước đi quan trọng cho thấy ư định của ông Trump nhằm đảm bảo Ukraine có được một thỏa thuận tốt".
Tổng thống Ukraine Zelensky bày tỏ sự lạc quan về việc Tổng thống Trump - người mà ông mô tả là "mạnh mẽ" - có thể buộc Nga tham gia đàm phán ḥa b́nh và chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Ông Zelensky đă ca ngợi ông Trump và cố vấn tỷ phú Elon Musk của ông, nhấn mạnh rằng, ông Trump đă “mạnh mẽ hơn nhiều” sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử trước đối thủ của đảng Dân chủ Kamala Harris, và ông có đủ ảnh hưởng để ít nhất là đóng băng chiến dịch quân sự của Nga.
Ông nói: "Tôi nghĩ Tổng thống Trump không chỉ có ư chí, mà c̣n có tất cả những khả năng này, và đây không chỉ là lời nói. Tôi thực sự tin tưởng vào ông ấy và tôi nghĩ người dân của chúng tôi thực sự tin tưởng vào ông ấy, ông ấy có đủ quyền lực để gây áp lực lên [Tổng thống] Putin".
Ông Zelensky đặt điều kiện cho ngừng bắn là an ninh của Ukraine phải được đảm bảo, tốt nhất là từ NATO, và các lệnh trừng phạt Nga phải tiếp tục được duy tŕ.
Ngày 22/1/2025, tờ The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, ông Trump đă chỉ thị cho đặc phái viên của ḿnh về Ukraine, Keith Kellogg, t́m cách chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine trong ṿng 100 ngày.
Theo WSJ, việc ông Trump giao nhiệm vụ cho ông Kellogg được coi là bước đầu tiên tiến tới các cuộc đàm phán ḥa b́nh mà ông Trump tự ḿnh giám sát. Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận với ông Putin sẽ "khó khăn hơn nhiều" so với những ǵ ông Trump đă hứa trong chiến dịch tranh cử.
Phản ứng của Nga
Bộ Ngoại giao Nga khẳng định Nga sẵn sàng đàm phán với Mỹ, nhưng không tin cuộc xung đột có thể được giải quyết trong ṿng 100 ngày. Tổng thống Putin nói sẵn sàng gặp ông Trump và cho rằng, trong t́nh h́nh thực tế hiện nay, hai bên cần phải thảo luận một cách b́nh tĩnh về tất cả các lĩnh vực mà Nga-Mỹ đều quan tâm.
Ông Putin cho rằng, những ǵ xảy ra tiếp theo “trước hết và quan trọng nhất phụ thuộc vào các quyết định và lựa chọn của chính quyền Mỹ hiện nay”.
"Quả bóng hiện đang ở bên sân của ông Trump" - Tổng thống Putin nói, nhưng lưu ư rằng việc ông Zelensky cấm đối thoại với Moscow khiến các cuộc đàm phán có thể trở nên bất hợp pháp.
Ngay cả khi ông Zelensky hủy bỏ sắc lệnh cấm đàm phán với Nga, th́ đàm phán cũng sẽ là bất hợp pháp, bởi v́ nhiệm kỳ tổng thống của Zelensky đă kết thúc cách đây hơn 6 tháng và Ṭa án Hiến pháp Ukraine vẫn chưa có quyết định nào về quyền hạn của ông.
Trong t́nh h́nh như vậy, quyết định về các vấn đề đàm phán chắc chắn sẽ không được đưa ra tại Kiev mà sẽ do Nga và Mỹ quyết định.
Kế hoạch 100 ngày giải quyết xung đột Nga - Ukraine khó thực hiện
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine có nguồn gốc lịch sử hết sức phức tạp, lại có sự can dự của nhiều nước trên thế giới nên không dễ ǵ giải quyết trong một thời gian ngắn. Theo đại biểu Duma Quốc gia Nga Konstantin Kosachev, ông Trump không hiểu hết nguyên nhân, t́nh h́nh hiện tại và triển vọng giải quyết cuộc khủng hoảng này.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng t́nh h́nh “không thể được giải quyết trong 100 ngày nếu Mỹ tiến hành đàm phán dựa trên các mối đe dọa trừng phạt”. Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, cuộc xung đột ở Ukraine không thể được giải quyết trong 100 ngày nếu không có cách tiếp cận thực tế từ phía Mỹ.
Tân Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio - người vừa nhậm chức - cho biết vấn đề này quá phức tạp và sẽ không thể giải quyết thông qua đàm phán công khai.
Các cuộc đàm phán 3 bên dự kiến sẽ hết sức khó khăn. Ảnh: Responsiblestatecraf t
Tạp chí Steigan của Na Uy c̣n cho rằng kế hoạch giải quyết t́nh h́nh ở Ukraine trong ṿng 100 ngày của Tổng thống Mỹ Donald Trump chắc chắn sẽ thất bại.
Trong khi đó, các nhà phân tích chính trị nhận định, đối với ông Zelensky, ḥa b́nh có nghĩa là bầu cử, thất bại là không thể tránh khỏi.
Nga kiên quyết bác bỏ việc kết nạp Ukraine vào NATO. Trong khi đó, hiến pháp sửa đổi năm 2019 của Ukraine ghi rơ việc gia nhập EU và NATO là hai mục tiêu hàng đầu về đối ngoại của nước này.
Việc kết nạp Ukraine phải được hội nghị thượng đỉnh NATO quyết định, nhưng rất khó có thể xảy ra, không chỉ do Moscow phản đối mà c̣n theo bản ghi nhớ Budapest năm 1994, Kiev đă cam kết duy tŕ quy chế không liên kết của ḿnh. Rất khó có thể dung ḥa được quy chế không liên kết với việc Kiev đ̣i gia nhập NATO.
Nga cũng phản đối mạnh mẽ Ukraine gia nhập EU, v́ hầu hết các nước EU là thành viên NATO và liên minh này từ lâu đă chuyển từ một cộng đồng chính trị - kinh tế thành một liên minh quân sự đối đầu với Nga. Mỹ th́ vẫn cam kết hiện đại hoá quân đội Ukraine.
Kế hoạch của ông Trump mâu thuẫn giữa việc “không công nhận chủ quyền của Nga đối với các vùng lănh thổ đă trở thành một phần của Liên bang Nga” với cam kết của Ukraine về việc “không dùng đến các nỗ lực ngoại giao hoặc quân sự để lấy lại các vùng lănh thổ này”.
Moscow không thể chấp nhận việc dỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt ngay lập tức và dỡ bỏ hoàn toàn lệnh trừng phạt sau 3 năm kư kết hiệp ước ḥa b́nh. Nga lo ngại khi đó tổng thống mới của nước Mỹ lên thay có thể hủy bỏ mọi quyết định của ông Trump như ông từng làm với cựu Tổng thống Joe Biden.
Kế hoạch cho phép Nga tiếp tục bán năng lượng cho châu Âu, nhưng sẽ phải chịu mức thuế đặc biệt và mức thuế này sẽ được sử dụng để tái thiết Ukraine. Moscow chắc chắn không chấp nhận điều kiện này v́ thực chất là lấy tiền của Nga cho Ukraine.
Chính quyền mới của Tổng thống Trump kiên quyết cắt giảm viện trợ tài chính cho bên ngoài, trong đó có khoảng 100 tỷ USD viện trợ cho Ukraine để tập trung thực hiện khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại - MAGA”.
Việc ông Trump cắt giảm viện trợ cho Ukraine có thể buộc Kiev ngồi vào bàn đàm phán. Đây là cơ hội để giải quyết cuộc xung đột kéo dài giữa Kiev và Moscow. Các cuộc đàm phán tất nhiên sẽ hết sức khó khăn, nhưng điều quan trọng nhất là các bên phải ngồi lại với nhau để t́m ra giải pháp đáp ứng lợi ích của nhau.