Dịch cúm bùng phát tại Nhật Bản với hơn 9,5 triệu ca, nhiều bệnh viện quá tải trong khi thuốc điều trị khan hiếm, khiến hệ thống y tế đối mặt với áp lực nghiêm trọng.
Người dân đeo khẩu trang khi ra đường để pḥng tránh lây nhiễm khi số ca cúm tại Nhật Bản tăng mạnh - Ảnh: CCTV News
Ngày 3-2, tờ Nikkei của Nhật Bản cho biết kể từ cuối tháng 12-2024, khi số ca cúm tại Nhật Bản đạt đỉnh, một số bệnh viện và nhà thuốc đă rơi vào t́nh trạng khan hiếm thuốc điều trị.
Nguyên nhân xuất phát từ việc một số cơ sở y tế tích trữ thuốc quá mức, khiến nguồn cung bị phân phối không đồng đều và dẫn đến thiếu hụt cục bộ.
Nhiều bệnh viện quá tải v́ cúm
Theo số liệu do Viện Bệnh truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) công bố ngày 31-1, từ ngày 2-9-2024 đến ngày 26-1-2025, Nhật Bản đă ghi nhận khoảng 9,523 triệu ca mắc cúm.
Dữ liệu cho thấy trong tuần từ ngày 23 đến 29-12-2024, khoảng 5.000 cơ sở y tế tại Nhật Bản đă báo cáo tổng cộng 318.000 ca mắc, cao gấp hơn ba lần so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên số ca mắc cúm hằng tuần vượt mốc 300.000 ca, phá kỷ lục kể từ khi Nhật Bản áp dụng phương pháp thống kê hiện hành vào năm 1999.
Bên cạnh đó, số ca mắc trung b́nh tại mỗi cơ sở y tế cũng đạt 64 ca/tuần, cao hơn gấp đôi mức cảnh báo do Chính phủ Nhật Bản thiết lập (30 ca/tuần).
Chủ tịch Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản (JAID) kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Kurashiki Nao Ishida cảnh báo người dân cần tiếp tục thực hiện các biện pháp pḥng dịch. Ông Ishida cũng nhấn mạnh nguy cơ cúm A đang dần suy giảm nhưng có thể bị thay thế bởi cúm B, khiến t́nh h́nh dịch bệnh vẫn cần được theo dơi chặt chẽ.
Bệnh viện Đại học Kagoshima cho biết trong mùa cúm năm 2024, số bệnh nhân nhập viện do viêm phổi hoặc biến chứng cúm chỉ ở mức 25 ca. Tuy nhiên trong mùa cúm 2025, chỉ tính đến cuối tháng 1, con số này đă tăng gần gấp ba, lên 72 ca.
Đài NHK đưa tin dịch cúm mùa năm 2025 đang gây áp lực lớn lên các bệnh viện, đặc biệt tại Tokyo và một số thành phố lớn của Nhật Bản.
Do số lượng bệnh nhân tăng cao, nhiều bệnh viện đang rơi vào t́nh trạng quá tải và thiếu giường bệnh.
Theo báo cáo ngày 4-2 của trang CCTV News, nhiều bệnh viện tại Nhật Bản buộc phải từ chối tiếp nhận bệnh nhân do quá tải. Tại thành phố Kawaguchi, tỉnh Saitama, gần Tokyo, có trường hợp bệnh nhân cấp cứu phải chờ tới 7 giờ nhưng vẫn không t́m được bệnh viện tiếp nhận.
Thuốc khan hiếm, thiệt hại có thể tới 6.300 tỉ yen
Các chuyên gia Nhật Bản ước tính nếu tính cả chi phí điều trị cúm và tác động tiêu cực đến nền kinh tế do người lao động phải nghỉ ốm, mùa cúm năm 2025 có thể gây thiệt hại lên tới khoảng 6.300 tỉ yen.
Đầu tháng 1-2025, Công ty dược phẩm Sawai Pharmaceutical, một nhà sản xuất thuốc generic có trụ sở tại Osaka, đă tạm dừng cung cấp viên nang và siro trị cúm cho các cơ sở y tế. Công ty này cho biết từ giữa tháng 12-2024, nhu cầu về các loại thuốc tương ứng tăng đột biến khiến họ không thể đáp ứng kịp.
Theo số liệu từ cơ quan y tế Nhật Bản vào tháng 11-2024, loại thuốc này chiếm khoảng 25% tổng nguồn cung thuốc trị cúm tại các cơ sở y tế.
Trước t́nh trạng thiếu hụt, giới chức Nhật Bản đă yêu cầu các pḥng khám, bệnh viện và nhà thuốc chỉ đặt hàng theo nhu cầu thực tế, đồng thời xem xét sử dụng thuốc của các hăng dược khác để tránh khan hiếm.
VietBF@sưu tập