Nếu liên tục sốt dai dẳng, thở hổn hển, thay đổi ư thức... khi cúm, bạn cần nhập viện càng sớm càng tốt.
5 triệu chứng cúm, viêm phổi khiến bạn phải đi khám càng sớm càng tốt
Giáo sư Chen Yijun, giám đốc tại Viện nghiên cứu sức khỏe quốc gia và là giáo sư khoa nội tại Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết sốt khi cảm lạnh thông thường sẽ thuyên giảm trong khoảng 1-3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày. Hầu hết mọi người có thể hồi phục bằng cách nghỉ ngơi nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có 5 triệu chứng sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay lập tức. Người già, trẻ nhỏ nên đặc biệt chú ư và xét nghiệm máu nếu cần thiết:
1. Sốt dai dẳng
2. Thở hổn hển và yếu rơ ràng
3. Mất cảm giác thèm ăn
4. Tinh thần kém và sắc mặt xấu
5. Thay đổi ư thức
Để pḥng ngừa nguy cơ biến chứng nặng do cúm, tiêm vaccine là biện pháp quan trọng nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế giới và Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), năm nhóm cần được tiêm pḥng vaccine cúm định kỳ: người già trên 65 tuổi, trẻ em và trẻ mẫu giáo, bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị liệu, phụ nữ mang thai và nhân viên y tế, nhân viên chăm sóc trong viện dưỡng lăo.
Bên cạnh tiêm vaccine, cần có thời gian nghỉ ngơi đủ để hệ miễn dịch hoạt động tốt nhất nhằm chống lại virus mà không cần đến thuốc đặc trị. Giáo sư cũng khuyến cáo mọi người cố gắng không đi làm hoặc đi nước ngoài khi bị bệnh, tránh tạo nguy cơ lây nhiễm rộng.
Bệnh cúm có thể gây ra các biến chứng ǵ?
Giáo sư Chen Yijun cho biết, cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp do virus cúm gây ra. Trong đại dịch năm 1918, khoảng một phần ba dân số thế giới bị ảnh hưởng. Sau này, khi cúm trở thành bệnh phổ biến hơn và vaccine được phát triển, nhiều người bắt đầu xem nhẹ căn bệnh này.
Tuy nhiên, không thể chủ quan với cúm khi nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm cơ tim hoặc viêm năo. Một số ít người cũng có thể gặp phải t́nh trạng tiêu cơ vân hoặc suy gan thận do biến chứng khi cúm. Nếu trước đây đă mắc bệnh tim hoặc bệnh lư tim mạch khác, cúm có thể gây ra cơn đau tim, suy tim, đột quỵ... và t́nh trạng bệnh thường chuyển biến xấu rất nhanh. Cựu bác sĩ Kong Xiangqi thuộc Đại học Quốc gia Đài Loan cho biết tỷ lệ tử vong do cúm là 1/1.000. Trong đó, bệnh dễ chuyển nặng với nhóm có nguy cơ cao.
Giáo sư Chen dẫn chứng bằng trường hợp một bà mẹ khỏe mạnh đưa con đi học rồi ngất xỉu trên đường. Dù đội ngũ y tế đă nhanh chóng vào cuộc, sử dụng kháng sinh, bà mẹ tử vong sau 48 giờ. Sau khi kiểm tra, người ta phát hiện ra bệnh nhân bị cúm, khiến liên cầu khuẩn nhóm A vốn có trong niêm mạc họng xâm nhập vào cơ thể. Khi cúm kết hợp với nhiễm trùng do vi khuẩn, cuối cùng cơ thể không thể chịu đựng được và cô tử vong v́ nhiễm trùng máu.
Giáo sư Chen nói: "Những trường hợp như vậy không hiếm và đă có nhiều báo cáo tương tự trong đại dịch năm 1918. Ngay cả với một người khỏe mạnh, nếu virus tấn công vào điểm yếu của cơ thể, căn bệnh có thể trở nên mất kiểm soát".
|