Kirill Sazonov, phóng viên chiến trường của Ukraine cho biết, trong vụ phóng lần 2, tên lửa Oreshnik đă gặp sự cố kỹ thuật và phát nổ ngay trên lănh thổ Nga.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487038&stc=1&d=1738892456)
Cuộc tấn công bằng tên lửa Oreshnik của Nga vào thành phố Dnipro, ngày 21/11/2024 (Ảnh: Reuters).
Ngày 21/11/2024, Nga lần đầu tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm trung siêu vượt âm Oreshnik để tấn công một nhà máy vũ khí của Ukraine tại Dnipro nhằm đáp trả các cuộc tấn công của Ukraine vào sâu bên trong lănh thổ Nga bằng vũ khí tầm xa do phương Tây cung cấp.
Theo các quan chức Nga, Oreshnik được thiết kế bay ở vận tốc Mach 10 (khoảng 12.200km/h), tức gấp 10 lần vận tốc âm thanh.
Khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Oreshnik gần như không thể đánh chặn, kể cả bằng những hệ thống pḥng không tiên tiến nhất của phương Tây hiện nay.
Tuy nhiên, 3 tháng sau, vào sáng 6/2, Nga được cho là đă phóng thêm một tên lửa Oreshnik nữa, lần này là để tấn công các mục tiêu ở Kiev.
C̣i báo động về cuộc không kích đă rền vang. Dân cư thành phố Kiev được lệnh nhanh chóng t́m nơi trú ẩn.
Thế nhưng sau đó không có điều ǵ bất thường xảy ra. Không có tiếng động của các đầu đạn hồi quyển lao tới. Người dân cũng không nghe thấy tiếng va chạm dữ dội khi các đầu đạn không nổ lao xuống đất.
Theo phóng viên chiến trường Ukraine Kirill Sazonov, Oreshnik "đă không bay xa" và được cho là đă gặp lỗi kỹ thuật và phát nổ ngay trên lănh thổ Nga.
Sau vụ tập kích lần thứ nhất vào tháng 11/2024, giới quan sát đă dự đoán nhiều khả năng Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công tiếp theo bằng Oreshnik, dù chưa biết đích xác thời điểm.
Một tuần sau vụ phóng đầu tiên, ông Putin đă đe dọa sẽ phóng thêm nhiều tên lửa Oreshnik nữa, đặc biệt ông c̣n cảnh báo mục tiêu kế tiếp sẽ là những trung tâm ra quyết định ở Kiev.
Theo chuyên gia David Axe của Forbes, mặc dù chưa thể độc lập xác nhận sự cố phát nổ trên không trung trong lần phóng thứ 2 của Oreshnik nhưng t́nh huống này không quá gây ngạc nhiên.
Oreshnik được cho chỉ là một phiên bản của tên lửa RS-26 với ít nhiên liệu hơn và do đó có tầm bắn ngắn hơn.
Trong cuộc thử nghiệm lần đầu tiên năm 2011, nguyên mẫu RS-26 đă bay chệch hướng và phát nổ cách không xa địa điểm phóng là trung tâm vũ trụ Plesetsk ở phía tây bắc nước Nga.
VietBF@sưu tập