Theo như tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức chưa được một tháng lại liên tục thu hút sự chú ư của cả thế giới bằng những quyết định và tuyên bố gây sốc mạnh, mới đây nhất là về những tuyên bố mang tính gợi ư nhưng ẩn chứa tham vọng thực, ngay lập tức các nước Ả Rập đă phản đối gay gắt, đầu tiên là Ai Cập và Jordani, những quốc gia mà Donald Trump đă gợi ư đón nhận người Palestine sang định cư.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487355&stc=1&d=1738945950)
Ảnh minh họa: Khai thác đất hiếm tại một khu mỏ trong tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. AP
Tựa trang nhất của Le Monde : « Gaza : làn sóng sốc toàn thế giới trước kế hoạch của Trump ». Le Monde dành nhiều bài viết để cho thấy, kế hoạch dẹp dân Palestine ra khỏi Gaza để biến dải đất bị cuộc xung đột Israel-Hamas tàn phá tan hoang này thành một thiên đường du lịch. Dù chỉ là những tuyên bố mang tính gợi ư nhưng ẩn chứa tham vọng thực, ngay lập tức các nước Ả Rập đă phản đối gay gắt, đầu tiên là Ai Cập và Jordani, những quốc gia mà Donald Trump đă gợi ư đón nhận người Palestine sang định cư. Bên cạnh đó, Le Monde cũng có bài phản ánh, tại Gaza, người dân đă bác bỏ bỏ thẳng thừng những tuyên bố đi ngược lại luật pháp quốc tế của tổng thống Hoa Kỳ đồng thời khẳng định kiên quyết một tấc không đi một ly không rời khỏi vùng lănh thổ của họ dù đang là đống đổ nát.
Phản ứng rời rạc của Liên Âu
Trong một bài viết khác, Le Monde cũng ghi nhận các nước Liên Hiệp Châu Âu (EU), tuy phân tán, đă lên tiếng chỉ trích những đề xuất của tổng thống Trump. Có điều đáng chú ư, những lănh đạo chủ chốt của EU vẫn giữ im lặng. Tuy nhiên, tại Bruxelles, phải mất gần một ngày Liên Âu mới có phản ứng với tuyên bố của Donald Trump, và một lần nữa, theo cách tối thiểu và h́nh thức, như phát ngôn viên Ủy Ban Châu Âu tuyên bố: « EU vẫn kiên quyết cam kết với giải pháp hai Nhà nước, mà chúng tôi tin là con đường duy nhất dẫn đến ḥa b́nh lâu dài cho cả người Israel và người Palestine. Gaza là một phần không thể tách rời của nhà nước Palestine trong tương lai ». Theo Le Monde, hiện tại, 27 quốc gia châu Âu không muốn và có lẽ không thể đưa ra được một tuyên bố chung về số phận của Gaza.
Le Monde nhận thấy, từ khi Doald Trump đắc cử tổng thống, mọi người (trong EU) đều thận trọng không b́nh luận vội vàng về bất kỳ tuyên bố nào của ông ta, dù đó là những lời đe dọa về thương mại với EU, muốn giành quyền kiểm soát Groenland hay giờ là tương lai của Gaza. Ủy Ban Châu Âu cho rằng « Không cần phải đáp trả mọi động thái của Trump» vào thời điểm mà châu Âu biết rằng họ phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraina. Điều châu Âu lo ngại là Donald Trulmp thỏa thuận với Vladimir Putin về cuộc chiến tranh Ukraina và đẩy Liên Âu ra bên lề.
Gaza : Tiềm năng bất động sản, ư tưởng từ con rể của Donald Trump
Liên quan đến tuyên bố của Trump về Gaza, nhật báo Liberation có bài về Jared Kushner, con rể của Donald Trump đồng thời là một cố vấn quan trọng của ông trong nhiệm kỳ tổng thống trước. Chính doanh nhân này là người đă thấy ở mảnh đất ven biển Gaza không chỉ có khói lửa chiến tranh mà c̣n có tiềm năng bất động sản rất lớn. Jared Kushner đă đẩy mạnh đầu tư vào các nước Ả Rập và Israel, đặc biệt là vào các công ty hoạt động ở bờ Tây bị chiếm đóng.
Libération cho biết, Donald Trump tối thứ Ba, ngày 4 tháng 2, mô tả Gaza là miền đất hoang tàn nhưng có tiềm năng bất động sản cao, có thể trở thành « Côte d'Azur của Trung Đông » bằng cách di dời hơn 2 triệu người Palestine đang sinh sống tại vùng đất này sang các nước láng giềng như Ai Cập hoặc Jordani và Hoa Kỳ sẽ « tiếp quản » vùng đất này để tái thiết …. Những ư tưởng đó gợi lại những b́nh luận được đưa ra vào năm ngoái của Jared Kushner.
Trong một cuộc phỏng vấn tại Đại học Harvard hồi tháng Hai 2024, con rể của Donald Trump đă nhận định: « Các bất động sản ven biển ở Gaza có thể rất có giá trị lớn nếu mọi người tập trung vào việc xây dựng cuộc sống … thay v́ đổ tiền vào các đường hầm hay kho đạn ». Ông ta c̣n nói : « Nếu tôi ở Israel lúc này, tôi sẽ làm hết sức để đưa mọi người (dân Gaza) ra và dọn dẹp sạch vùng đất này. Kushner gợi ư chuyển dân Gaza về vùng sa mạc Néguev của Israel ». Trong cuộc phỏng vấn ông ta c̣n phản đối việc thành lập Nhà nước Palestine, v́ theo ông như thế chẳng khác nào « khen thưởng cho hành động khủng bố ».
Libération lưu ư trong nhiệm kỳ đầu của Donald Trump, Jared Kushner, khi đó là cố vấn của tổng thống từng được coi là một trong những người kiến tạo các thỏa thuận Abraham 2020 để Israel b́nh thường hóa quan hệ với nhiều nước Ả Rập. Tuy nhiên các thỏa thuận này không hề đề cập đến việc công nhận Nhà nước Palestine hay về các vấn đề nhạy cảm như quy chế của thành phố Jerusalem cũng như quyền được trở lại quê hương của người tị nạn Palestine.
Ngay sau khi nhiệm kỳ đầu của Donald Trump kết thúc, năm 2021, Kushner đă thành lập một quỹ tư nhân đầu tư vào công nghệ và bất động sản trên phạm vi quốc tế và đă thu hút sự tham gia hơn 2 tỷ đô la của quỹ đầu tư Nhà nước của Ả Rập Xê Út. Quỹ này đang có nhiều đầu tư mạnh tại Israel và mở rộng ra nhiều vùng ở Trung Đông.
Libération nhận thấy Kushner hiện muốn trở thành người trung gian không thể thay thế cho những nhà tài phiệt vùng Vịnh muốn đầu tư vào khu vực tư nhân của Israel.
Vũ khí Trung Quốc chuẩn bị cho thương chiến với Mỹ
Ở loạt tuyên bố hùng hồn khác của Donald Trump về quan hệ thương mại, khiến cả thế giới không thể không thể không quan tâm. Về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos có bài phân tích : « Kim loại, một vũ khí của cuộc thương chiến Mỹ-Trung ». Bài báo cho thấy Bắc Kinh sẽ không dễ ǵ đầu hàng trước Donald Trump. Trung Quốc có trong tay các kim loại quư hiếm không thể thiếu cho công nghệ số hay quân sự. Không phải đợi đến khi Donald Trump đắc cử, Trung Quốc đă chuẩn bị rèn giũa thứ vũ khí này từ nhiều tháng trước. Từ 2023, Trung Quốc đă có động thái nhắc nhở Hoa Kỳ rằng họ phụ thuộc vào nhau trong một số vấn đề nhất định. Trước hết đó là việc triển khai cấp phép xuất khẩu một số kim loại chiến lược cho công nghệ cao như gallium, germanium hay antimoine. Đây là những kim loại mà Trung Quốc cung cấp từ 80% đến 95% nhu cầu của nước Mỹ. Theo Les Echos, trong tổng thể, Hoa Kỳ giờ c̣n phụ thuộc vào Trung Quốc 50% cung ứng 16 kim loại.
Sau khi Donald Trump thắng cử vào tháng 11 và đe dọa về thuế quan, chính phủ Trung Quốc đă cứng rắn hơn trong lập trường: hạn chế giấy phép xuất khẩu kim loại. Điều thú vị đáng lưu ư là kể từ đó, tổng thống Mỹ liên tục lùi bước trong các đe dọa Bắc Kinh .
Bài báo của Les Echos ghi nhận : Giờ đây, rơ ràng là Trung Quốc sẽ không buông súng đầu hàng. Họ đă có được một vài chiến thắng đáng ghi nhận. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ḿnh, khi Donald Trump hạn chế Bắc Kinh tiếp cận một số công nghệ, người Trung Quốc đă tăng gấp đôi nỗ lực để thoát khỏi sự phụ thuộc này và đă đạt được một số thành công. Họ đă phát triển hệ điều hành riêng cho điện thoại của ḿnh và gần đây đă thể hiện khả năng phản ứng trong lĩnh vực AI khiến mọi người phải kinh ngạc. Một số người Trung Quốc không ngần ngại nói rằng Donald Trump thực sự là một cơ hội khi buộc họ phải tiến bộ. Nói một cách khác là người Mỹ đă bị gây ông đập lưng ông.
Cạnh tranh Mỹ-Trung trên biển
Trong một bài viết khác mang tựa đề : « Hoa Kỳ- Trung Quốc , cuộc cạnh tranh trên biển », cho thấy cuộc cạnh tranh Mỹ Trung không chỉ tập trung vào cuộc đọ sức thuế quan hay công nghệ mà c̣n diễn ra trên khắp các vùng biển của thế giới. Những áp lực của tổng thống Mỹ mới đây đối với Panama và những đích nhắm tới của Bắc Kinh đối với các ḥn đảo trên Thái B́nh Dương đều nằm trong khuôn khổ cuộc tranh giành quyền kiểm soát những điểm chốt của thương mại hàng hải.
Đối với Bắc Kinh cũng như Hoa Kỳ hay các đối tác liên quan, việc kiểm soát đó là nhằm giành được khả năng răn đe, thậm chí phong tỏa nếu cần thiết, các tuyến huyết mạch của thương mại hàng hải quốc tế. Hiện tại 90% khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế được chuyển bằng đường hàng hải. Les Echos dẫn nhận định của IISS (Internationale Institute for Strategic Studies), điểm nóng nhất trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung trên biển này là Biển Đông.
Ván bài chia rẽ châu Âu của Putin
Le Figaro có bài « Tṛ chơi của Putin để khuấy động chia rẽ trong EU ». Từ nhiều tháng qua, Vladimir Putin đang đưa ra nhiều tuyên bố và sáng kiến nhằm cố gắng khoét sâu thêm sự chia rẽ trong Liên Hiệp Châu Âu trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraina.
Sau Hungary, Slovakia, đến lượt Áo là đích ngắm của Matxcơva trong cḥ trơi này. Tatiana Stanovaïa, giám đốc trung tâm phân tích chính trị Nga R.Politik nhận định : « Nga đang cố gắng tác động đến các tiến tŕnh chính trị nội bộ ở châu Âu nhằm thúc đẩy sự trỗi dậy của các lực lượng thân thiện và ngăn chặn các lực lượng thù địch. Theo logic của Putin, châu Âu không phải là một tác nhân thống nhất. Ông nh́n thấy một tầng lớp lănh đạo chống Nga ở một số quốc gia, nhưng cũng thấy rằng những cộng đồng khác - doanh nghiệp và người dân - thân thiện hơn với Nga.» Theo bà, thực tế là Mátxcơva áp dụng nhiều hướng để chia rẽ châu Âu. Chiến lược này càng được củng cố với việc Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Tất nhiên, một châu Âu bị phân cực bởi những chuyển hướng ngoại giao của Donald Trump, thậm chí c̣n chia rẽ hơn và do đó suy yếu hơn. Điều này càng có lợi cho Matxcơva, theo nhận định của tờ báo.