I. Lược dịch Tiếng Việt:
XÓA BỎ ĐỊNH KIẾN CHỐNG CƠ ĐỐC GIÁO
Bằng thẩm quyền được trao cho tôi với tư cách là
Tổng thống theo Hiến pháp và pháp luật Hoa Kỳ, tôi ra lệnh như sau:
Phần 1. Mục đích và Chính sách. Chính sách của Hoa Kỳ, và mục đích của sắc lệnh này, là
bảo vệ quyền tự do tôn giáo của công dân và chấm dứt việc chính phủ lợi dụng quyền lực để chống lại Cơ đốc giáo. Các nhà lập quốc đă xây dựng một quốc gia nơi người dân được
tự do hành đạo mà không sợ bị phân biệt đối xử hoặc trả thù bởi chính phủ.
Theo đó, Hiến pháp Hoa Kỳ đă ghi nhận quyền tự do tôn giáo trong Tu chính án Thứ Nhất. Các luật liên bang như Đạo luật Phục hồi Tự do Tôn giáo năm 1993 (42 U.S.C. 2000bb et seq.) cấm chính phủ can thiệp vào quyền hành đạo của công dân. Điều VII của Đạo luật Dân quyền 1964 (42 U.S.C. 2000e et seq.) cấm phân biệt tôn giáo trong việc làm, c̣n luật về tội ác thù hận cấm các hành vi phạm tội xuất phát từ định kiến tôn giáo.
Tuy nhiên, chính quyền tiền nhiệm đă
nhắm vào các tín đồ Cơ đốc ôn ḥa, trong khi bỏ qua các hành vi bạo lực chống Cơ đốc giáo. Bộ Tư pháp dưới thời Biden đă đàn áp niềm tin tôn giáo nơi công cộng bằng cách
khởi tố và kết án hàng chục tín đồ Cơ đốc ôn ḥa ủng hộ mạng sống (pro-life) v́ cầu nguyện và biểu t́nh bên ngoài cơ sở phá thai.
Những người bị kết án bao gồm một linh mục Công giáo, một bà nội trợ 75 tuổi, một phụ nữ 87 tuổi và một người cha có 11 con bị bắt sau 18 tháng
cầu nguyện và hát thánh ca tại Tennessee như một phần của chiến dịch truy tố mang động cơ chính trị. Tôi đă sửa chữa bất công này vào ngày 23/1/2025 bằng cách ân xá cho họ.
Trong khi đó, các nhà thờ, tổ chức từ thiện Công giáo và trung tâm pro-life yêu cầu công lư cho các vụ bạo lực, trộm cắp và phóng hỏa nhằm vào họ, nhưng Bộ Tư pháp Biden đă
phớt lờ. Sau hơn 100 vụ tấn công, Hạ viện đă thông qua nghị quyết lên án và kêu gọi chính quyền Biden thực thi pháp luật.
Năm 2023, FBI đă công bố một bản ghi nhớ cho rằng người Công giáo "truyền thống cực đoan" là mối đe dọa khủng bố nội địa và đề xuất
theo dơi các nhà thờ. Tài liệu này sau đó bị rút lại v́ dẫn nguồn từ các tổ chức thiên vị.
Bộ Giáo dục Biden t́m cách
hủy bỏ các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo cho các tổ chức tôn giáo ở đại học. Ủy ban Cơ hội Việc làm (EEOC) ép buộc tín đồ Cơ đốc chấp nhận hệ tư tưởng chuyển giới trái với đức tin. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) loại bỏ các tín đồ
không đồng ư với quan điểm về giới tính khỏi hệ thống chăm sóc trẻ mồ côi. Chính quyền Biden c̣n tuyên bố ngày 31/3/2024 (Chủ Nhật Phục Sinh) là "Ngày Hiện diện của Người Chuyển giới”.
Trong bối cảnh này, các hành vi thù địch và
phá hoại nhà thờ Cơ đốc gia tăng, với số vụ năm 2023 gấp 8 lần năm 2018. Các nhà thờ Công giáo bị nhắm mục tiêu hàng trăm vụ.
Chính quyền của tôi sẽ không dung thứ việc lợi dụng chính phủ chống Cơ đốc giáo.
Chúng tôi sẽ thực thi pháp luật để bảo vệ quyền tự do này và chấm dứt các hành vi vi phạm.
(…)
II. Tóm tắt
Sắc lệnh hành pháp này nhằm
bảo vệ tự do tôn giáo của người Cơ Đốc giáo tại Mỹ và chấm dứt t́nh trạng chính phủ có thành kiến chống lại Cơ Đốc giáo.
Sắc lệnh cho phép thành lập
Lực lượng Đặc nhiệm thuộc Bộ Tư pháp gồm nhiều lănh đạo cấp cao để rà soát chính sách, đề xuất sửa đổi luật và báo cáo định kỳ. Sắc lệnh cũng nhấn mạnh việc ân xá cho những người bị kết án v́ biểu t́nh pro-life và phản đối các chính sách về giới tính, tôn giáo dưới thời Biden.
Chính quyền Biden bị cáo buộc đă truy tố người Cơ Đốc ôn ḥa v́ cầu nguyện bên ngoài cơ sở phá thai, trong khi
phớt lờ các vụ tấn công vào nhà thờ và tổ chức tôn giáo. FBI c̣n bị chỉ trích v́ xem người Công giáo truyền thống là mối đe dọa khủng bố.
III. Đánh giá:
Sắc lệnh này là một bước đi quan trọng và cần thiết để bảo vệ quyền tự do tôn giáo của người Cơ Đốc giáo tại Mỹ, một quyền đă được Hiến pháp bảo đảm trong Tu chính án thứ nhất. Trong những năm gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy người Cơ Đốc giáo đang bị chính phủ và một số cơ quan liên bang đối xử bất công.
1. Bảo vệ tự do tôn giáo đúng theo Hiến pháp
Hiến pháp Mỹ khẳng định rằng tự do tôn giáo là quyền cơ bản của mọi công dân, nhưng có những bằng chứng cho thấy chính quyền trước đây đă vi phạm quyền này khi có chính sách nhắm vào Cơ Đốc giáo.
Đơn cử như Bộ Giáo dục Biden đă có các chính sách chống lại tổ chức tôn giáo khi đề xuất xóa bỏ các biện pháp bảo vệ dành cho tổ chức tôn giáo trong khuôn viên trường đại học. FBI theo dơi người Công Giáo
2. Sửa chữa bất công trong việc truy tố người Cơ Đốc giáo ôn ḥa
Theo báo cáo của Viện Thomas More Society, một số người này bị truy tố theo Đạo luật Tự do Tiếp cận Lối vào Pḥng khám (FACE Act) – một đạo luật được cho là bị lạm dụng để trừng phạt người chống phá thai.
Trong khi đó, các vụ tấn công vào trung tâm hỗ trợ phụ nữ mang thai và nhà thờ Công giáo lại không bị điều tra và truy tố nghiêm túc. Tổng thống Trump đă ân xá cho những người bị truy tố bất công, đây là một động thái khôi phục công lư.
Việc sắc lệnh thành lập Lực lượng Đặc nhiệm để giám sát việc truy tố bất công nhắm vào Cơ Đốc giáo là một bước đi hợp lư để đảm bảo rằng chính phủ sẽ không sử dụng hệ thống tư pháp như một công cụ đàn áp tín ngưỡng.
3. Ngăn chặn bạo lực và phá hoại nhắm vào nhà thờ và tổ chức Cơ Đốc giáo
Sắc lệnh cũng đề cập đến việc bạo lực chống lại nhà thờ và tổ chức tôn giáo đă gia tăng đáng kể nhưng không được xử lư nghiêm túc dưới chính quyền Biden.
Dữ liệu từ CatholicVote cho thấy từ năm 2020 đến 2023, đă có hơn 300 vụ phá hoại nhà thờ bao gồm đốt phá, đập phá tượng, vẽ bậy, và đánh cắp tài sản. Tuy nhiên, chính quyền Biden không có phản ứng mạnh mẽ nào để bảo vệ cộng đồng Cơ Đốc giáo.
Trong khi đó, các trung tâm giúp đỡ phụ nữ mang thai liên kết với tổ chức Cơ Đốc bị tấn công hơn 100 lần sau khi Ṭa án Tối cao lật ngược án lệ Roe v. Wade vào năm 2022. Một nhóm cực đoan mang tên “Jane’s Revenge” đă nhận trách nhiệm cho nhiều vụ phá hoại này, nhưng Bộ Tư pháp chỉ truy tố một số ít vụ việc.
Lực lượng Đặc nhiệm được thành lập theo sắc lệnh này sẽ có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của người Cơ Đốc giáo, đảm bảo rằng các vụ tấn công vào nhà thờ và trung tâm từ thiện Cơ Đốc sẽ không bị làm ngơ nữa.
4. Khẳng định lại vai tṛ của Cơ Đốc giáo trong đời sống Mỹ
Một số hành động của chính quyền Biden đă bị chỉ trích v́ coi nhẹ hoặc công khai thách thức đức tin Cơ Đốc.
Việc tuyên bố Ngày Nhận Diện Người Chuyển Giới (Transgender Day of Visibility) vào đúng Chủ Nhật Phục Sinh năm 2024 được xem là một động thái thiếu tôn trọng đức tin của hàng triệu người Cơ Đốc giáo.
Nhiều tín đồ lo ngại rằng chính phủ đang cố gắng đẩy Cơ Đốc giáo ra khỏi đời sống công cộng, buộc người có đức tin phải chấp nhận những chính sách trái với niềm tin tôn giáo của họ.
Sắc lệnh này thể hiện cam kết của chính quyền trong việc đảm bảo rằng Cơ Đốc giáo tiếp tục có chỗ đứng trong đời sống văn hóa và chính trị Mỹ.
Anh Vũ Ngô - Cahuvi
Bản EO đầy đủ bằng Tiếng Anh:
https://www.whitehouse.gov/.../eradicating-anti.../