Cục Y tế dự pḥng, Bộ Y tế cho biết, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm, không có ca tử vong. Trước vấn đề này, bác sĩ cảnh báo những điều không nên làm khi mắc bệnh.
Chiều 7/2, theo ghi nhận của PV Dân Việt, tại Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang tích cực điều trị cho 8 ca mắc cúm. Trong đó có ca trở nặng, thở máy chỉ sau 3 ngày mắc cúm, bệnh nhân đối mặt với nguy kịch.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487427&stc=1&d=1738968973)
Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang tích cực điều trị cho 8 ca mắc cúm. Trong đó có ca trở nặng, thở máy chỉ sau 3 ngày mắc cúm, bệnh nhân đối mặt với nguy kịch. Ảnh: Gia Khiêm
Theo bác sĩ Đồng Phú Khiêm, Phó Giám Đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cúm mùa là bệnh do những chủng virus cúm vẫn đang lưu hành trong cộng đồng (phổ biến gần đây thường là cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm), thường bùng phát thành các đợt dịch nhỏ lẻ thỉnh thoảng có những đợt bùng phát trên quy mô lớn.
Bác sĩ Khiêm cho hay, cúm mùa có thể nói có "độc lực thấp" nên thường chỉ gây bệnh cảnh cúm nặng ở những người có yếu tố nguy cơ cao (người già trên 65 tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai 3 tháng cuối, người có bệnh lư nền hô hấp, tim mạch, suy giảm miễn dịch...).
"Mọi người không nên quá hoang mang lo lắng về cúm mùa, nhưng cũng không nên chủ quan, đặc biệt là với nhóm có nguy cơ nhiễm cúm nặng", bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
V́ biểu hiện cúm rất khó phân biệt với các biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do các căn nguyên khác, nhưng việc chẩn đoán sớm, dùng thuốc kháng virus phù hợp có thể ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nặng và thậm chí tử vong cho nhiều người.
Bác sĩ Khiêm khuyến cáo, những người có bệnh lư nền cần hết sức lưu ư, khi có biểu hiện sốt, đau rát họng, hắt hơi, sổ mũi nên được đi khám sàng lọc cúm và đánh giá và cân nhắc cho dùng thuốc kháng virus cúm sớm để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm cúm nặng. Nếu để đến lúc nặng rồi mới đi viện khám, điều trị tốn kém và khó khăn.
"Mọi người không tự ư mua kháng sinh dùng v́ kháng sinh không có tác dụng với cúm mà có nhiều tác hại trong trường hợp này. Bên cạnh đó, mọi người không tự ư mua thuốc kháng virus uống, điều này có thể gây tốn kém không cần thiết, có thể làm khan hiếm thuốc gây khó khăn cho người có chỉ định cần, hoặc gây gia tăng đề kháng thuốc. Thuốc kháng virus chỉ có lợi những người có nguy cơ nhiễm cúm nặng, những người có biểu hiện nhiễm cúm nặng", bác sĩ Khiêm khuyến cáo.
Bên cạnh đó, bác sĩ cho hay, với các đồng nghiệp, xét nghiệm test nhanh cúm thường có độ nhạy tương đối thấp, v́ vậy ngay cả khi thấy người bệnh có kết quả test nhanh âm tính với cúm cũng không nên bỏ qua cúm, đặc biệt là với "bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp và có suy hô hấp" hoặc "bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm cúm nặng".
Với tất cả bệnh nhân có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp nặng nên cho làm các xét nghiệm chẩn đoán có độ nhạy cao hơn như PCR cúm, Xn MuliPCR... và đặc biệt lưu ư vẫn cần cho thuốc kháng virus cúm càng sớm càng tốt cho bệnh nhân (dù test nhanh âm tính hoặc không có điều kiện làm xét nghiệm chẩn đoán cúm).
Lưu ư, ngay cả với bệnh nhân suy hô hấp và marker viêm tăng cao hướng nhiều đến nguyên nhân do vi khuẩn, nhưng cúm nặng bội nhiễm cũng có thể có biểu hiện vậy.
Với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm cúm nặng mà không có điều kiện làm xét nghiệm cúm và cũng không chuyển tuyến được, việc kê đơn thuốc kháng virus cúm Oseltamivir (Tamiflu) có thể làm giảm nguy cơ nhiễm nặng và nhập viện cho bệnh nhân. Các thầy thuốc không nên kê đơn kháng sinh, và đặc biệt là Corticoid v́ có nhiều bằng chứng cho thấy dùng Corticoid không những không có lợi mà có thể gây bất lợi.
Mở nội khí quản cứu cụ ông bị cúm A
Tiền sử huyết áp cao, bệnh Alzheimer (mất trí nhớ), gần đây cụ ông 78 tuổi (Hà Nội) sốt cao, khó thở đến Bệnh viện Bạch Mai xét nghiệm, kết quả dương tính cúm A. Trước t́nh trạng bệnh nhân bị suy hô hấp, các y bác sĩ phải mở nội khí quản, cho bệnh nhân thở máy và điều trị tích cực.
Không chỉ bệnh nhân trên, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho nhiều người bị cúm có dấu hiệu trở nặng, trong đó đa phần là người cao tuổi, người có hệ miễn dịch yếu và một số trường hợp là phụ nữ mang thai.
Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, thời gian gần đây, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận nhiều bệnh nhân cúm mùa nhập viện với các biến chứng nặng, hay xảy ra trên người nhiều bệnh lư nền như tim mạch, hô hấp, nội tiết, người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch.
Với người khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt các biểu hiện cúm thường nhẹ như là sổ mũi, ngạt mũi, hắt hơi, ho, đau người, sốt. Nếu họ được nghỉ ngơi, giữ ấm, ăn uống đầy đủ và uống thuốc cảm cúm thông thường th́ thường tự khỏi và không phải nhập viện.
Tuy nhiên, ở những người có hệ miễn dịch yếu mang bệnh nền, bệnh mạn tính hoặc người cao tuổi th́ virus sẽ tấn công mạnh vào hệ hô hấp, gây ra những biến chứng như viêm phổi, bội nhiễm các vi khuẩn, viêm cơ tim, suy hô hấp nặng, suy đa tạng có thể phải thở máy, lọc máu, nguy cơ tử vong cao.
"Chúng ta cần phân biệt rơ triệu chứng cảm lạnh và bệnh cúm. Cảm lạnh (cold) là cơ thể bị nhiễm gió lạnh, mưa lạnh thường gây mệt mỏi qua loa vài ngày tự khỏi, c̣n cúm (flu) là bệnh do tác nhân virus cúm gây ra các triệu chứng đường hô hấp như ho, sốt, ngạt mũi, hắt hơi, khó thở và có thể gây biến chứng nguy hiểm cần phải điều trị", bác sĩ Cường lưu ư.
Theo Cục Y tế dự pḥng, từ đầu năm 2025 đến nay, nước ta ghi nhận 912 trường hợp mắc cúm mùa, chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong; số mắc giảm 97,4% so với cùng kỳ năm 2024 (34.442). Đặc biệt, các ca mắc cúm hiện tại không ghi nhận thay đổi về độc lực, chủ yếu là cúm A(H1N1), A(H3N2) và cúm B.
Tại Việt Nam, cúm mùa gây ra gánh nặng bệnh tật vô cùng lớn, trung b́nh có trên 600.000-1 triệu người mắc cúm, số ca mắc thường gia tăng mạnh vào các thời điểm giao mùa. Cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi, viêm màng năo, nhiễm trùng máu, suy đa tạng… và tăng khả năng đau tim, đột quỵ sau khi mắc.
VietBF@ sưu rập