Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào t́nh trạng báo động. Số lượt khám v́ các triệu chứng giống cúm trong tuần này đă tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2487446&stc=1&d=1738971048)
Người dân đeo khẩu trang pḥng dịch COVID-19 khi đi dạo trong công viên ở Brussels, Bỉ. Ảnh tư liệu: THX
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn dữ liệu công bố hằng tuần của Viện Y tế công cộng (Sciensano) cho thấy tỷ lệ người đến khám v́ các triệu chứng giống cúm đă lên tới 1.199/100.000 dân. Tỷ lệ này được cho là "đặc biệt cao" và có thể c̣n cao hơn nữa do dữ liệu chưa đầy đủ.
Các bệnh viện đang phải vật lộn với t́nh trạng quá tải. Tỷ lệ nhập viện do cúm là 6,6/100.000 dân. Mặc dù con số này giảm nhẹ so với tuần trước, nhưng các bệnh viện vẫn đang phải đối mặt với t́nh trạng thiếu giường bệnh.
Ông Olivier Rubay, đại diện Bệnh viện Đại học Liège (CHU de Liège), cho biết bệnh viện đang chứng kiến t́nh trạng quá tải ở tất cả các khoa. Ông cũng nhấn mạnh rằng các bệnh viện đều chật kín bệnh nhân, và việc chuyển bệnh nhân đến các bệnh viện khác là không khả thi v́ tất cả đều đă quá tải.
T́nh h́nh càng trở nên nghiêm trọng hơn do t́nh trạng thiếu nhân sự v́ một số nhân viên y tế cũng mắc bệnh cúm.
Các nhân viên y tế đang phải làm việc quá sức và chịu nhiều áp lực. Bác sĩ Julien De Greef, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Saint-Luc ở Brussels, cho biết điều khiến t́nh h́nh trở nên đặc biệt khó khăn là chuỗi các loại virus đường hô hấp liên tiếp đă khiến các nhân viên y tế có rất ít thời gian nghỉ ngơi trong vài tuần qua. Một điều đáng lo ngại khác là virus cúm năm nay có vẻ nguy hiểm hơn. Theo một bác sĩ đa khoa, bệnh nhân thường cần phải điều trị từ 5 đến 6 ngày.
Nghịch lư hiện nay là nhiều người bệnh không thể ở nhà đủ lâu để hồi phục và ngăn chặn sự lây lan của virus. Dù đă có khuyến nghị người bệnh ở nhà để hạn chế dịch bệnh lây lan, nhưng việc thiếu các biện pháp hỗ trợ hiệu quả cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là lao động tự do và những người làm việc không thường xuyên, đang gây khó khăn tài chính cho chính họ. Điều này buộc nhiều người phải đi làm ngay cả khi chưa khỏi bệnh, làm tăng nguy cơ lây lan virus trong cộng đồng.
Trước t́nh h́nh này, các chuyên gia y tế kêu gọi người dân nên ở nhà khi bị bệnh, tuân thủ các biện pháp pḥng ngừa dịch bệnh và tiêm pḥng cúm để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
VietBF@ sưu rập