Quan sát những hành động kỳ lạ của vị khách hàng, nhân viên ngân hàng đă từ chối giao dịch và báo cảnh sát về nhà điều tra.
Đầu năm 2022, cụ bà 70 tuổi họ Trần đến một ngân hàng tại Thượng Hải (Trung Quốc), yêu cầu giao dịch chuyển khoản. Nhân viên ngân hàng nhận ra vẻ mặt lo lắng, sợ sệt, có phần nôn nóng của người phụ nữ này. Sau khi hỏi cụ bà những thông tin cơ bản, nhân viên lập tức phát hiện ra điều bất thường.
Bà Trần nói muốn chuyển tiền cho con dâu nhưng lại không thể nêu tên con. Nhân viên yêu cầu cụ bà gọi điện cho con để xác nhận th́ bà Trần từ chối. Người phụ nữ này vẫn nhất quyết đ̣i chuyển 70.000 NDT (242 triệu đồng) và không cho nhân viên gọi điện cho người thân. Khi nhập số tài khoản của “con dâu” bà Trần, hệ thống hiện ra thông tin chủ tài khoản lại là nam.
Nhân viên ngân hàng nghi ngờ có điều ǵ đó không ổn, từ chối giao dịch của bà Trần và gọi cảnh sát địa phương. Tại Cục Cảnh sát, bà Trần lại nói mục đích thực sự của bà là chuyển tiền cho cháu gái đang du học ở nước ngoài. Người phụ nữ kể lại rằng cháu gái đă gọi điện, nói đang gặp rắc rối v́ làm hỏng thiết bị trong pḥng thí nghiệm của trường đại học, cần chuyển tiền giải quyết vụ việc.
Người này giục cụ bà 70 tuổi chuyển tiền gấp để tránh việc bị nhà trường kỷ luật, thậm chí có thể mất tư cách làm sinh viên và bị trục xuất về nước. “Cháu gái” dặn bà Trần không báo với bố mẹ ḿnh để tránh bị la mắng, hứa hẹn khi trở về nước sẽ trả lại tiền bà. Đối phương cung cấp số tài khoản, không quên nhắc cụ bà ra ngân hàng chuyển khoản phải lấy lư do khác, tránh nhắc đến vấn đề cháu đang gặp rắc rối.
Bà Trần từng biết nhiều vụ việc lừa đảo qua điện thoại. Tuy nhiên bà vẫn tin người ở đầu dây bên kia v́ giống với giọng nói của cháu gái bà, cũng nêu đúng các thông tin về trường học, nơi cháu đang sinh sống.
Cảnh sát và nhân viên ngân hàng về tận nhà cụ bà này để t́m hiểu vụ việc. Điện thoại bà Trần lại đổ chuông số điện thoại “cháu gái” nhưng ngay khi nhận thấy người nghe không phải phụ nữ, đối phương nhanh chóng cúp máy. Động thái này càng khiến cảnh sát có cơ sở khẳng định bà Trần bị đối tượng giả làm người quen lừa đảo.
Cảnh sát gọi điện cho con dâu bà Trần, người này cho biết vừa liên lạc được với con gái v́ các tài khoản mạng xă hội của con vừa bị hack, phải mất thời gian để chờ lấy lại tài khoản. Măi đến lúc này, cụ bà 70 tuổi mới tin rằng ḿnh bị lừa bởi thủ đoạn tinh vi, các đối tượng đă hack thông tin từ tài khoản mạng xă hội cháu gái để lừa bà Trần.
Trên thực tế, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại ngày càng khiến mọi người khó đề pḥng. Các đối tượng lừa đảo sẽ thu thập thông tin cá nhân, sau đó giả làm người thân với giọng bằng AI để tiếp cận người trung niên, cao tuổi, lấy lư do cần tiền v́ rắc rối pháp lư.
Kẻ lừa đảo thường lợi dụng việc người thân đang ở xa, tạo t́nh huống gây căng thẳng và nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng nếu không chuyển tiền gấp để người cao tuổi lo lắng, nóng ḷng muốn giải quyết sự việc. Có nhiều vụ việc các đối tượng không yêu cầu ra ngân hàng chuyển tiền mà hẹn đến một địa điểm để nộp tiền, sau đó mất hút.
Cảnh sát Trung Quốc nhắc nhở mọi người cần nâng cao cảnh giác, giữ b́nh tĩnh trong trường hợp nhận được các cuộc gọi khả nghi, đừng vội chuyển tiền cho người tự xưng người thân qua điện thoại. Trước tiên bạn cần xác minh danh tính, có thể bằng những thông tin riêng tư chỉ 2 người biết hoặc kịp thời thông báo cho người nhà, thông báo cho cảnh sát địa phương để được hỗ trợ kịp thời.
VietBF@ sưu rập
|