Lá tía tô thường được dùng làm gia vị trong các món ăn, pha trà. Ngoài ra, nó c̣n được coi là một vị thuốc trong Đông y.
Tía tô c̣n được gọi với những cái tên khác như tô tử, tử tô, tử tô ngạnh, é tía. Sách "Bản thảo cương mục" gọi tía tô là xích tô. Loại cây này có chiều cao từ 0,5-1m, được trồng ở nhiều nơi làm rau gia vị cho các món ăn. Lá tía tô ăn sống hoặc đem phơi khô để sử dụng.
Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, mùi thơm, tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiêu hóa, trừ cảm lạnh. Phần thân của cây tía tô có tác dụng tốt cho tiêu hóa. Phần hạt được dùng để trị ho, trừ hen, long đờm.
Lá tía tô xuất hiện trong nhiều bài thuốc dân gian trị các bệnh thông thường, trong đó có cảm cúm.
Cách sử dụng tía tô để tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trị cảm cúm
Với trường hợp cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, có thể dùng 20 gram lá tía tô tươi giă nhỏ, thêm nước sôi, khuấy đều cho các tinh chất ḥa vào nước. Gạn lấy phần nước và uống khi c̣n ấm. Hoặc dùng lá tía tô cắt nhỏ trộn vào cháo nóng để ăn.
Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô, hành tươi, gừng tươi thêm vào cháo và ăn khi c̣n nóng.
Bạn cũng có thể dùng lá tía tô để đun nước uống như một loại trà thông thường, vừa bổ sung nước cho cơ thể, vừa tăng cường sức đề kháng. Lưu ư, không sử dụng nước tía tô thay thế toàn bộ nước lọc cần uống trong ngày; không sử dụng đồ uống lạnh để tránh làm t́nh trạng ho, viêm họng thêm nghiêm trọng.
Nếu thấy các triệu chứng cảm cúm trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều ngày không khỏi, gây ra mệt mỏi kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, người bệnh nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp, tránh biến chứng.
Một số loại đồ uống tốt cho người bị cảm cúm
- Nước lọc
Khi bị cảm cúm, người bệnh sẽ bị mất nước do sốt, đổ mồ hôi, ớn lạnh hoặc do ăn uống không ngon miệng. Việc thiếu nước khiến cơ thể thiếu đi một phần quan trọng cho các hoạt động b́nh thường, gây ra khó chịu, mệt mỏi. Lúc này, cần bổ sung lượng nước nhiều hơn b́nh thường để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trong trường hợp này, nước lọc là loại đồ uống lư tưởng nhất. Uống đủ nước lọc giúp cơ thể tái tạo năng lượng, hồi phục nhanh chóng. Nước giúp duy tŕ độ ẩm ở đường hô hấp, làm loăng dịch nhầy trong khoang mũi.
- Nước dừa
Nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất, giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp giảm mệt mỏi, háo nước. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều nước dừa. Các chuyên gia y tế khuyến nghị người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 250ml nước dừa/ngày và có thể chia thành 2 lần uống.
- Nước ép hoa quả
Nước ép hoa quả, nhất là nước cam, nước chanh chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa giúp củng cố hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, khi bị cảm cúm, cần tránh uống các loại nước trái cây ướp lạnh v́ có thể khiến t́nh trạng đau họng, viêm họng thêm nghiêm trọng.
|
|