Chiến đấu cơ F-16 của Ukraine mang vũ khí chết chóc bị bắt quả tang đang tấn công trên chiến trường?
Ảnh cắt từ video cho thấy chiến đấu cơ F-16AM của Ukraine được phát hiện mang bom lượn GBU-39 có thể đang thực hiện một nhiệm vụ chiến đấu. Nguồn ảnh Bulgarian Military.
Theo Bulgarian Military, một video đang được chia sẻ mạnh mẽ trên mạng xă hội X (Twitter) có thể cho thấy một chiếc chiến đấu cơ F-16AM của Ukraine đang bay thấp. Động tác chiến thuật này thường được sử dụng để tránh bị radar của đối phương phát hiện và tăng độ chính xác khi triển khai bom lượn như Bom Đường kính nhỏ GBU-39.
Đoạn video cho thấy chiếc F-16 với đôi cánh được trang bị những quả bom lợn GBU-39 nhỏ gọn để mang theo số lượng bom lớn hơn so với những loại bom thông thường khác. Điều này cho phép F-16 của Ukraine tấn công nhiều mục tiêu trong một lần xuất kích. Chuyến bay tầm thấp trong video có thể là một phần của một chuyến xuất kích tác chiến nhằm chứng minh cả kỹ năng của phi công và khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay. Hiện chưa rơ chiến đấu cơ F-16AM của Ukraine đă tấn công vào các mục tiêu của Nga hay chưa cũng như địa điểm và thời gian máy bay này được triển khai.
Những quả bom GBU-39 do Mỹ cung cấp này, được biết đến với độ chính xác cao là một bản nâng cấp đáng kể cho kho vũ khí của Ukraine. Mỗi quả GBU-39 được thiết kế để tấn công mục tiêu với độ chính xác cao, ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi, nhờ hệ thống dẫn đường quán tính hỗ trợ GPS.
GBU-39 SDB được thiết kế với kiểu dáng gọn nhẹ, cho phép máy bay mang nhiều đạn dược hơn trong mỗi lần xuất kích. Kích thước nhỏ không làm giảm khả năng sát thương của nó; mà thay vào đó, thậm chí c̣n tăng cường khả năng của loại vũ khí chết chóc này.
Một tính năng độc đáo của GBU-39 là khả năng lướt của nó. Khi được thả, cánh sẽ bung ra, biến quả bom thành một quả bom lướt có thể tấn công mục tiêu cách xa tới 90km khi được thả từ độ cao lớn. Tầm hoạt động mở rộng này cho phép máy bay tấn công từ khoảng cách an toàn hơn, tránh xa hệ thống pḥng không của đối phương.
Bom lượn GBU-39 đă được tích hợp vào kho vũ khí của nhiều máy bay, bao gồm F-15E Strike Eagle, F-16 Fighting Falcon và thậm chí cả F-22 Raptor, nhấn mạnh tính tương thích rộng răi của nó và sự tin tưởng vào hiệu suất của nó.
GBU-39 được tích hợp vào F-16, giúp tăng cường khả năng tấn công của máy bay. Sự phát triển này không chỉ củng cố thế trận pḥng thủ của Ukraine mà c̣n báo hiệu sự hợp tác quân sự sâu sắc hơn giữa Kiev và Washington.
Trước đó, vào tháng 8/2023, Mỹ đă bật đèn xanh cho việc chuyển giao máy bay F-16 cho Ukraine. Đan Mạch và Hà Lan đă nhanh chóng phản ứng, tuyên bố họ sẽ dẫn đầu một liên minh quốc tế để đào tạo phi công Ukraine và chuyển giao máy bay phản lực.
Đến cuối tháng 7/2024, Ukraine chính thức nhận được lô máy bay phản lực F-16 đầu tiên, trong đó Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Gabrielius Landsbergis đă xác nhận việc giao hàng. Số lượng máy bay F-16 chính xác trong đợt giao hàng đầu tiên này không được tiết lộ.
Mặc dù Ukraine đă sở hữu F-16, các chuyên gia cảnh báo rằng, chiến đấu cơ này không phải là thuốc chữa bách bệnh cho những thách thức quân sự của Ukraine. Chúng cung cấp khả năng pḥng không được cải thiện nhưng không được kỳ vọng có thể một ḿnh thay đổi cán cân của cuộc xung đột do Nga cũng có lực lượng không quân mạnh mẽ và hệ thống pḥng không tinh vi.
Vietbf@Sưu tập