EU lộ kế hoạch bắt giữ "hạm đội bóng tối" của Nga
Ẩn ḿnh trong một vịnh của Phần Lan và gần như "vô h́nh" giữa những hàng cây phủ đầy tuyết trắng, một chiếc tàu chở dầu cũ kỹ dài bằng 2 sân bóng đá nhấp nhô trên mặt nước.
Theo tờ Politico (Mỹ), đây là một khung cảnh "yên b́nh đến kinh ngạc", nhất là khi xét đến làn sóng "rung chấn" mà con tàu này đă gây ra khắp châu Âu.
Đây là con tàu mang tên Eagle S mà giới chức Phần Lan đă bắt giữ vào tháng 12 năm ngoái trong một chiến dịch quyết liệt khi nghi ngờ rằng nó đă phá hoại đường cáp ngầm kết nối Estonia với Phần Lan.
Chiến dịch bắt giữ con tàu đang trên đường chở 100.000 thùng dầu từ thành phố St. Petersburg (Nga) đă trở thành một khoảnh khắc gây chấn động, đánh dấu mặt trận mới trong cuộc chiến ngầm giữa Nga và phương Tây.
![](https://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2489448&stc=1&d=1739366544)
EU đang lên kế hoạch quy mô lớn để bắt giữ các tàu chở dầu của Nga tại Baltic (Ảnh: Newsweek)
Politico dẫn lời 2 nhà ngoại giao trong Liên minh châu Âu (EU) và 2 quan chức chính phủ các nước thành viên cho biết, hiện nay, các quốc gia châu Âu đang tiến hành các cuộc đàm phán kín về việc "bắt giữ quy mô lớn" các tàu chở dầu xuất khẩu của Nga tại Baltic. Họ cũng đang soạn thảo luật mới để tăng cường cơ sở pháp lư cho nỗ lực bắt giữ này.
Các đề xuất đang được xem xét bao gồm việc thông qua luật pháp quốc tế để bắt giữ tàu (Nga) dựa trên các cơ sở liên quan tới vấn đề môi trường và cướp biển. EU hiện đang đặt mục tiêu đưa thêm 74 tàu chở dầu của Nga vào "danh sách đen".
Nếu không thành công, các quốc gia thành viên EU có thể tự hành động, cùng thỏa thuận áp dụng các luật quốc gia mới để bắt giữ thêm nhiều tàu Nga ở vùng biển xa hơn.
Những đề xuất liên quan chủ yếu chia làm 3 nhóm. Đầu tiên, chính quyền các nước này có thể tịch thu những tàu có nguy cơ gây hại cho môi trường địa phương, chẳng hạn như thông qua sự cố tràn dầu.
Hầu hết các tàu trong "hạm đội bóng tối" (những con tàu cũ kỹ với quyền sở hữu mập mờ và bảo hiểm không rơ ràng) của Nga đều đă ít nhất 15 năm tuổi và dễ bị trục trặc, nên những vụ tai nạn như vậy hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Thứ hai, chính quyền các nước Bắc Âu và Baltic có thể sử dụng luật chống cướp biển để tịch thu các tàu đe dọa cơ sở hạ tầng quan trọng dưới biển. Các chiến dịch tương tự từng được họ tiến hành vào cuối năm 2023, khi bắt những tàu làm hỏng các tuyến cáp điện và cáp internet quan trọng.
Cuối cùng, nếu luật pháp quốc tế không hiệu lực, các quốc gia có thể cùng nhau áp dụng luật mới, trong đó yêu cầu các tàu chở dầu ở Baltic phải sử dụng danh sách các công ty bảo hiểm đáng tin cậy theo quy định, cho phép những nước như Estonia và Phần Lan tạm giữ các tàu đăng kư với công ty bảo hiểm có độ tin cậy thấp.
"Gần 50% lượng dầu giao dịch bị trừng phạt (trong lĩnh vực vận chuyển dầu bằng đường biển của Nga) đang đi qua vịnh Phần Lan" – Ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna nói – "Đă có những mối đe dọa về môi trường, và cả những cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng dưới biển mà chúng tôi phải đối mặt".
"Câu hỏi lúc này là, chúng ta có thể làm ǵ với những con tàu này?" – Ông Tsahkna nói – "Chúng ta không thể phong tỏa toàn bộ vùng biển, nhưng chúng ta có thể kiểm soát nhiều hơn… Có rất nhiều cơ hội".
Theo Politico, các cuộc đàm phán này đă cho thấy sự bất măn ngày càng gia tăng của châu Âu trong bối cảnh Nga tiếp tục vận chuyển dầu và lách các lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách dựa vào một "hạm đội bóng tối" với quy mô ngày càng mở rộng.
Bằng cách này, Moscow đă có thể duy tŕ nguồn "huyết mạch quan trọng" cho nỗ lực chiến tranh tại Ukraine, khi dầu mỏ và khí đốt chiếm khoảng một nửa nguồn thu của Điện Kremlin.
"Tất cả đều diễn ra ngay trước mũi châu Âu, và trên chính tuyến đường thủy của châu Âu" – Politico cho hay.
Tờ này nhận định, kế hoạch chặn bắt tàu Nga của EU sẽ không dễ dàng chuyển hóa thành hành động thực tế, bởi theo các chuyên gia và luật sư hàng hải, sẽ có những khó khăn như sự trả đũa pháp lư từ Nga, chi phí tài chính cao và vấn đề hậu cần nặng nề. Kế hoạch này cũng đi đôi với việc phải điều hướng các luật vận chuyển toàn cầu phức tạp.
Trước đó, vào năm 2022, EU đă ra lệnh cấm nhập khẩu tất cả dầu thô của Nga và cùng với G7 (nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới) áp đặt mức giá trần đối với các giao dịch dầu thô quốc tế của Moscow, hy vọng sẽ siết chặt nguồn thu của Kremlin.
Tuy nhiên, Nga nhanh chóng t́m ra cách lách các biện pháp này. Theo Politico, hiện "hạm đội bóng tối" của Moscow chiếm tới 17% tổng số tàu chở dầu trên toàn thế giới.
Nga cảnh báo "dùng 2 khẩu súng máy bắn ch́m hạm đội 3 nước"
Theo trang tin Avia.Pro (Nga), phản ứng trước kế hoạch bắt giữ tàu chở dầu của Nga ở Baltic, chính quyền Moscow đă đưa ra cảnh báo nghiêm khắc tới Liên minh châu Âu.
Phó Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc pḥng Duma Quốc gia Nga Alexei Zhuravlev gọi sáng kiến mới của các nước EU là "cực kỳ nguy hiểm", đồng thời kêu gọi kiềm chế các hành động khiêu khích.
Trả lời phỏng vấn của kênh tin tức Absatz (Nga), ông Zhuravlev tuyên bố, "bất cứ cuộc tấn công nào vào tàu chở dầu của Nga đều được gọi là 'hành động xâm lược' nhằm vào Moscow". Ông đồng thời cảnh báo Moscow có thể đánh ch́m hạm đội tàu tuần tra của ít nhất 3 nước thành viên EU.
"Các nước Baltic có thể làm bất cứ điều ǵ họ muốn: Thông qua luật mà họ thích, ngắt kết nối với hệ thống năng lượng của Nga. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chẳng qua chỉ là 'một tṛ hề'.
Estonia, Latvia và Lithuania cộng lại cũng chỉ có lực lượng hải quân mạnh tới mức mà Nga – chỉ cần lắp 2 khẩu súng máy trên bất cứ tàu chở dầu nào – cũng đủ sức đưa toàn bộ hạm đội tuần tra của họ xuống đáy biển.
Và rồi những nước này sẽ lại nhờ tới NATO giúp đỡ, nhưng tôi hy vọng rằng tại Mỹ - quốc gia về cơ bản đang điều hành liên minh này – sẽ có những người sáng suốt hơn so với các quốc gia ở Baltic" – Ông Zhuravlev nhấn mạnh.
Trong khi đó, giới chuyên gia Nga cảnh báo, bất cứ nỗ lực bắt tàu chở dầu nào của Nga cũng có thể kích động hành động trả đũa từ Moscow. Nga có lực lượng quân sự với quy mô đáng kể ở Baltic, trong đó có Hạm đội Baltic – một trong những lực lượng an ninh mạnh nhất khu vực.
"Bất cứ vụ bắt giữ tàu nào của Nga cũng sẽ bị đáp trả" – Giới quân sự Nga cảnh báo.
Vietbf@Sưu tập