Panama từng bất đồng với Mỹ về ư tưởng kiểm soát kênh đào, nhưng giờ trở thành điểm tập kết mới trong chiến dịch trục xuất người nhập cư của ông Trump.
Cuối tháng trước, quan hệ giữa Mỹ và Panama trở nên căng thẳng, sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố không loại trừ phương án sử dụng vũ lực để kiểm soát kênh đào Panama, tuyến đường thủy huyết mạch kết nối Thái B́nh Dương với Đại Tây Dương.
Panama khi đó đă khiếu nại lên Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Antonio Guterres về lời đe dọa "đáng lo ngại" của Tổng thống Trump, cáo buộc Mỹ "đe dọa sử dụng vũ lực" chống lại toàn vẹn lănh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia khác. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio sau đó đă tới Panama gặp Tổng thống Jose Raul Mulino để thảo luận về kênh đào và các mặt hợp tác song phương.
Đến ngày 14/2, Tổng thống Mulino xác nhận nước này đă tiếp nhận 119 người nhập cư thuộc các quốc tịch Afghanistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Nepal, Pakistan, Sri Lanka, Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan và Việt Nam được vận chuyển bằng máy bay quân sự từ California đến quốc gia Trung Mỹ này.
Đây là chuyến đầu tiên trong ba chuyến bay theo kế hoạch, dự kiến đưa tổng cộng khoảng 360 người di cư bị trục xuất ở Mỹ tới Panama. Những người này sẽ được đưa đến một cơ sở giam giữ do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) điều phối ở b́a rừng Darien, trước khi đưa họ về nước "bằng đường hàng không hoặc đường biển".
Đây là một phần trong mô h́nh "nước thứ ba" của ông Trump, biến Panama thành điểm tập kết người nhập cư trái phép bị trục xuất khỏi lănh thổ Mỹ trong quá tŕnh chờ hồi hương.
"Chúng tôi chấp nhận 'người nhập cư chiều ngược lại' v́ họ sẽ bị trục xuất về nước trên cùng hành tŕnh mà họ đă dùng để đến đây, hoặc Mỹ sẽ thu xếp cho họ hồi hương từ Panama", Tổng thống Mulino nói.

Chuyến bay trục xuất công dân Colombia, gồm những người từng vượt biên vào Mỹ, được Panama tổ chức vào ngày 3/2 sau thời gian tạm giữ ở nước này. Ảnh: AP
Tổng thống Mulino nhấn mạnh rằng chính phủ Panama đang làm tṛn trách nhiệm của ḿnh với đối tác trong vấn đề di cư và hy vọng sẽ sớm đưa những người này trở về quê hương.
Xu hướng di cư tại biên giới phía nam của Mỹ trong những năm gần đây đă thay đổi, không chỉ gồm người Mexico và các nước Trung Mỹ, mà c̣n xuất hiện cả công dân những quốc gia xa xôi hơn cũng t́m đường vượt biên vào Mỹ. Quá tŕnh trục xuất những người này đối mặt một số thách thức về hậu cần và yếu tố pháp lư trong quá tŕnh đàm phán, khiến thời gian hồi hương có thể bị kéo dài.
Để nhanh chóng trục xuất những người này rời khỏi lănh thổ Mỹ, Ngoại trưởng Rubio chủ trương họ sang "nước thứ ba", kêu gọi các quốc gia Trung Mỹ tiếp nhận cả công dân nước ḿnh và nước khác. Chính quyền Trump đă đạt thỏa thuận với El Salvador, Guatemala về mô h́nh hợp tác này và Panama đang trở thành "mặt trận mới" trong chiến dịch trục xuất.
Chuyến bay trục xuất tới Panama cho thấy chính quyền Tổng thống Trump đang dọn đường tăng quy mô chiến dịch trục xuất trên toàn quốc, bất chấp lo ngại từ một số tổ chức nhân quyền về số phận của những người di cư khi họ có rủi ro bị đưa đến những nơi không đảm bảo điều kiện sinh hoạt cơ bản.

Biên pḥng Mỹ đưa người nhập cư phi pháp lên máy bay quân sự C-17 ở Arizona, chuẩn bị trục xuất về Guatemala ngày 23/1. Ảnh: BQP Mỹ
Panama đang chịu áp lực lớn từ Tổng thống Trump, khi ông yêu cầu đối tác thực hiện nghiêm túc mọi cam kết với Mỹ tại khu vực, bao gồm hạn chế hợp tác với Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai và Con đường, cũng như kiểm soát ḍng người di cư bất hợp pháp.
Trên thực tế, Panama đă tăng cường hợp tác với Mỹ về cả hai vấn đề này kể từ khi ông Mulino đắc cử Tổng thống vào tháng 7/2024. Ông được mô tả là chính trị gia mang thiên hướng kỹ trị, thiên hữu và thân thiện với Mỹ.
Một trong những quyết sách đầu tiên của Tổng thống Mulino là kư thỏa thuận với chính quyền Joe Biden nhằm hạn chế di cư qua khu rừng Darien ở phía nam nước này. Dự án hạ tầng lớn nhất của chính quyền Mulino, tuyến đường sắt nối Panama City với biên giới Costa Rica, trước đây do Trung Quốc đề xuất nhưng hợp đồng đầu tiên lại được trao cho một công ty Mỹ vào đầu năm nay.
Khi Ngoại trưởng Rubio đến thăm tuần qua, Tổng thống Mulino nhấn mạnh tỷ lệ di cư qua khu vực Darien đă giảm 94% trong năm qua. Đây là tuyến đường vượt biên chủ đạo của ḍng người di cư, đi qua Colombia và Panama hướng đến Mỹ.
"Panama trở thành mặt trận mới trong chiến dịch trục xuất của Mỹ khi họ đồng ư mở rộng phối hợp trong quản lư di cư, hỗ trợ tiếp nhận và hồi hương người di cư di chuyển qua Darien", Miriam Pensack, nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, nhận định. "Ông Mulino cho phép Mỹ sử dụng đường băng ở Darien, có ưu thế địa lư là điểm trung chuyển hiệu quả cho toàn châu Mỹ, để vận chuyển người nhập cư trái phép".
Bà lưu ư rằng các cơ quan hành pháp Mỹ và lực lượng biên pḥng Panama SENAFRONT vốn đă có nền tảng hợp tác, với một văn pḥng của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) đặt tại đại sứ quán Mỹ ở Panama City. Khi thăm Panama vào ngày 3/2, Ngoại trưởng Rubio c̣n giám sát một chuyến bay trục xuất từ căn cứ cũ của Mỹ ở Albrook, Panama City, đưa khoảng 40 người Colombia từng vượt biên vào Mỹ trở về Colombia.
"Những đ̣n công kích thời gian qua của ông Trump đă đặt ông Mulino vào t́nh thế khó xử. Việc Panama phải đáp ứng thêm các yêu cầu của Mỹ trong chiến dịch trục xuất sẽ gây thêm khó khăn cho chính phủ nước này", Mat Youkee, nhà báo khu vực Trung Mỹ cho Guardian, cảnh báo.
Tuy nhiên, Mauricio Claver-Carone, đặc phái viên của Tổng thống Trump về các vấn đề Mỹ Latin, bác bỏ ư kiến rằng Washington đang gây áp lực quá mức lên các đồng minh. Ông khẳng định mỗi quốc gia cần phải chịu trách nhiệm về công dân của ḿnh và Mỹ chỉ yêu cầu họ tuân thủ nghĩa vụ hiển nhiên.
"Đừng nhầm lẫn giữa cứng rắn và yêu cầu nước khác làm đúng trách nhiệm", ông nói.