Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố, sự trở lại Nhà Trắng của người đồng cấp Mỹ, Donald Trump, là một "cú sốc điện" buộc châu Âu phải tự lo cho tương lai của ḿnh và tương lai của Ukraine.
Ông Macron đă tuyên bố như vậy trong cuộc phỏng vấn với tờ Financial Times mới đây về yêu cầu châu Âu phải "tăng cường" trong quốc pḥng và kinh tế.
Trong cuộc phỏng vấn này, ông Macron cũng nhấn mạnh rằng, chỉ có Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky mới có thể thay mặt cho đất nước của ông để đàm phán ḥa b́nh với Nga. Do đó, không thể loại Ukraine cũng như châu Âu khỏi các cuộc đàm phán mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cố gắng thúc đẩy.
Nhà lănh đạo Pháp đồng thời cảnh báo rằng "nền ḥa b́nh đến từ sự sự đầu hàng" sẽ là "tin xấu cho tất cả mọi người", bao gồm cả Mỹ.
"Câu hỏi duy nhất ở giai đoạn này là liệu Tổng thống Putin có thực sự đáng tin cậy khi đồng ư ngừng bắn hay không. Sau đó, người Ukraine sẽ phải đàm phán với Nga", ông Macron tuyên bố đồng thời lưu ư rằng, thế giới phải "cùng nhau cảnh giác" vào lúc này.
Nhà lănh đạo Pháp mô tả sự trở lại Nhà Trắng của ông Trump là động lực thúc đẩy EU đầu tư vào quốc pḥng, phục hồi kinh tế và công nghệ của chính ḿnh. Ông Macron cho biết điều này có nghĩa là phải từ bỏ hệ thống tài chính và tiền tệ được EU nhất trí lần đầu tiên vào năm 1992 mà ông mô tả là "lỗi thời".
Ông Macron cũng ủng hộ lập trường của chính quyền Trump rằng, châu Âu phải có trách nhiệm đảm bảo an ninh cho Ukraine.
"Những ǵ ông Trump muốn nói với châu Âu là mọi người phải gánh vác nhiều hơn nữa. Và tôi cũng nói rằng chúng ta phải gánh vác", ông Macron nói.
Sau cuộc điện đàm với Tổng thống Trump đầu tuần này, Tổng thống Macron cho biết ông "không ngạc nhiên" trước lập trường của tổng thống Mỹ. Ông lưu ư rằng, ông Trump đă tạo ra một "cơ hội" để giải quyết vấn đề thông qua các cuộc đàm phán, nơi "mọi người đều phải đóng vai tṛ của ḿnh".
Ông Macron lưu ư rằng vai tṛ của Mỹ là chủ động "khởi động lại cuộc đối thoại này" nhưng nhấn mạnh rằng, Tổng thống Zelensky sẽ là người thảo luận về "các vấn đề lănh thổ và chủ quyền".
Trong khi đó, "cộng đồng quốc tế, đặc biệt là châu Âu, sẽ thảo luận về các đảm bảo an ninh và rộng hơn là khuôn khổ an ninh cho toàn bộ khu vực".
VietBF@ sưu tập
|