Vào ngày 14/2, Nhà Trắng tuyên bố cấm vô thời hạn các nhà báo của Associated Press (AP) - một trong những hăng thông tấn lớn và lâu đời nhất thế giới - vào Pḥng Bầu dục (nơi làm việc của tổng thống Mỹ) và chuyên cơ Không lực Một.
Nguyên nhân là v́ hăng tin này đă sử dụng cụm từ "Vịnh Mexico" trong khi cũng thừa nhận sắc lệnh mới của Tổng thống Donald Trump, CNN đưa tin cùng ngày.
Vào ngày 24/1 (theo giờ địa phương), chính quyền Trump đă thực hiện việc đổi tên Vịnh Mexico thành "Vịnh Mỹ", theo sắc lệnh được Tổng thống kư trước đó vài ngày.
Điều ǵ đă khiến Tổng thống Trump kiên quyết đổi tên Vịnh Mexico? Cái tên cũ đă được sử dụng trong hơn 400 năm, và cái tên "Vịnh Mỹ" khiến Mexico phản đối c̣n Cuba th́ chưa lên tiếng.
"Kho báu khổng lồ" tại hải vực lớn thứ 9 thế giới
"Vịnh sẽ tiếp tục đóng vai tṛ then chốt trong việc định h́nh tương lai của nước Mỹ và nền kinh tế toàn cầu, và để ghi nhận nguồn tài nguyên kinh tế đang phát triển mạnh mẽ này cũng như tầm quan trọng đặc biệt của nó đối với nền kinh tế và người dân quốc gia, tôi chỉ đạo chính thức đổi tên vùng này thành Vịnh Mỹ" - Đài NBC Chicago (Mỹ) trích sắc lệnh "Khôi phục những cái tên tôn vinh sự vĩ đại của nước Mỹ" mà ông Trump đă kư ngay ngày nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ, hôm 20/1/2025.
Vào ngày 9/2, ngày nước Mỹ tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất trong năm của nước này là Super Bowl, trên chuyên cơ Không lực Một, ông Trump tuyên bố đây là “Ngày Vịnh nước Mỹ” đầu tiên.
Bộ Nội vụ Mỹ được giao nhiệm vụ sử dụng từ "Vịnh Mỹ" trên tất cả các tài liệu chính thức và trang web của chính phủ. Trong khi đó Nhà Trắng được cho là đang trừng phạt các hăng truyền thông không công nhận sắc lệnh hành pháp của Tổng thống về việc đổi tên. Google Maps đă điều chỉnh tên vịnh cho người dùng Mỹ. Tên vịnh hiện là "Gulf of America" trên ứng dụng. Apple Maps cũng đă làm như vậy.
Vậy "vai tṛ then chốt" mà Vịnh này có thể nắm giữ là ǵ?

Khu vực hải vực lớn thứ 9 trên thế giới. Nguồn: NASA/Goddard Space Flight Center Scientific Visualization Studio
Bao phủ một vùng biển rộng 1.550.000 km vuông, Vịnh này là hải vực lớn thứ 9 trên thế giới. Đây là một vùng biển kiểu Địa Trung Hải, nằm ở góc đông nam của Bắc Mỹ.
Vịnh được bao bọc bởi Mỹ ở phía bắc (giáp các bang Florida, Alabama, Mississippi, Louisiana, Texas); sáu bang của Mexico ở phía tây (Quintana Roo, Tamaulipas, Veracruz, Tabasco, Campeche, Yucatan); và Cuba ở phía đông nam.
Trong dữ liệu phân tích tài nguyên Vịnh, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng hàng đầu tại Mỹ Consumer Energy Alliance cho biết, hải vực rộng lớn này chứa loạt "kho báu" tài nguyên mà bất cứ nước nào cũng ước muốn.
Tài nguyên truyền thống
Với tiềm năng chứa 48 tỷ thùng dầu cùng khoảng 142 ngh́n tỷ feet khối dầu và khí đốt tự nhiên (NG) chưa được khai thác (tương đương hơn 4 tỷ mét khối), Vịnh được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đánh giá là mỏ "kho báu" khổng lồ mà nếu khai thác được, Mỹ sẽ có thể độc lập trong sản xuất dầu và khí đốt.
Theo EIA, nếu được sử dụng để tạo ra điện, riêng lượng dầu tại đây cũng đủ cung cấp điện cho 128,5 triệu hộ gia đ́nh tại Mỹ trong hơn 2 năm – và c̣n có thể làm được nhiều việc hơn thế nữa.
Tài nguyên quan trọng tại Vịnh đă tạo ra lợi ích kinh tế đáng kể cho các bang Bờ Vịnh. Chỉ tính riêng trong năm tài chính 2019, hoạt động của Vịnh đă hỗ trợ 345.498 việc làm, hơn 28 tỷ đô la GDP và 5 tỷ đô la doanh thu của chính phủ.
Hiệp hội Công nghiệp Đại dương Quốc gia Mỹ (NOIA) đưa ra dự báo cực kỳ tiềm năng về Vịnh này, sau khi so sánh với năm 2019. Cụ thể:
2019: Sản xuất hơn 2,3 triệu thùng dầu quy đổi mỗi ngày
2020-2040: 2,5 triệu thùng dầu quy đổi mỗi ngày (Dự báo)
2019: 345.000 việc làm trên cả nước
2020-2040: 370.000 việc làm trên cả nước hàng năm (Dự báo)
2019: Đóng góp 28,7 tỷ đô la vào GDP của Mỹ
2020-2040: Đóng góp 31,3 tỷ đô la vào GDP hàng năm (Dự báo)
2019: 5,4 tỷ đô la tiền thuế cho chính phủ
2020-2040: 7 tỷ đô la tiền thuế (không bao gồm thuế thu nhập và thuế tài sản) hàng năm (Dự báo)
2019: 353 triệu đô la doanh thu cho các quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu, 1 tỷ đô la cho Quỹ Bảo tồn Đất đai và Nước
2020-2040: 374 triệu đô la doanh thu cho các quốc gia vùng Vịnh sản xuất dầu, 1,3 tỷ đô la mỗi năm cho Quỹ Bảo tồn Đất đai và Nước (Dự báo)
Tài nguyên tái tạo
Năng lượng gió không chỉ đóng góp quan trọng vào hỗn hợp năng lượng của Mỹ trên bờ, mà c̣n trong sản xuất năng lượng ngoài khơi trong tương lai ở Vịnh.
Trong khi hầu hết mọi người thường nghĩ đến các trang trại gió trên đất liền, th́ gió ngoài khơi có khả năng mang lại quy mô và nền kinh tế quy mô lớn cần thiết để mang lại năng lượng không carbon giá rẻ cho riêng nước Mỹ.
Sản lượng tiềm năng của ngành, lợi ích kinh tế và khả năng đa dạng hóa hỗn hợp năng lượng tại Vịnh - mang lại sự độc lập lớn hơn về năng lượng - chính là vấn đề tối quan trọng của Mỹ.
Ngoài vùng biển Đại Tây Dương và Thái B́nh Dương, tiềm năng sản xuất điện gió ngoài khơi riêng tại Vịnh là khoảng 508 Gigawatt - con số này đủ để cung cấp điện cho khoảng 508 triệu hộ gia đ́nh; hoặc đủ để hơn 4,6 triệu chiếc xe điện Nissan Leaf vận hành. Đây là mẫu xe ô tô điện rẻ nhất tại thị trường Mỹ kể từ năm 2024.
Trong một nghiên cứu do Cục Quản lư Năng lượng Đại dương Mỹ (BOEM) tài trợ, các nhà nghiên cứu từ Pḥng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (NREL) đă chỉ ra tiềm năng năng lượng tái tạo ngoài khơi Vịnh, ngoài điện gió, bao gồm: Quang năng, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng biển, điện hải lưu, điện đại dương địa nhiệt (OTEC).
Trong số đó, nếu được áp dụng các công nghệ tiên tiến hơn nữa, tiềm năng điện gió ngoài khơi Vịnh c̣n lớn hơn con số 508 Gigawatt hơn nhiều - lên đến 638 Gigawatt.
Dựa trên xu hướng toàn cầu khi nền kinh tế cho điện gió ngoài khơi đang cải thiện nhanh chóng (đặc biệt là ở châu Âu), Mỹ hứa hẹn sẽ dồn nguồn lực lớn cho công nghệ tua-bin gió ngoài khơi vào năm 2030, nhằm thu được ít nhất 30 Gigawatt điện trong năm này.
Bằng cách khai thác sức mạnh của gió, Mỹ có thể giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc t́m ra các khu vực tối ưu để phát triển trong khi giảm thiểu tác động tiêu cực đến hệ sinh thái biển và các ngành công nghiệp hiện có là một thách thức phức tạp.
Năm 2023, Trung tâm Khoa học Đại dương ven biển Quốc gia Mỹ (NCCOS) đă t́m ra 2 địa điểm rất phù hợp, chính là khu vực ngoài khơi bờ biển Texas và Louisiana, bao phủ hơn 2.954 km vuông, và có thể cung cấp điện cho hơn 1,3 triệu hộ gia đ́nh mỗi năm.
Có thể thấy, các nguồn tài nguyên to lớn với tiềm năng khai thác c̣n đầy triển vọng tại Vịnh có thể mang lại lợi ích to lớn cho nước Mỹ: Đảm bảo an ninh năng lượng và đối phó với biến đổi khí hậu.
Đây phải chăng chính là "lợi ích kép" mà Tổng thống Trump đang nhắm tới tại vùng vịnh mà ông vừa đổi tên?
VietBF@ Sưu tập