Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một thỏa thuận ngừng bắn trong cuộc xung đột Ukraine trước ngày 20/4, theo nguồn tin của Bloomberg.

Binh sĩ Ukraine tham gia buổi huấn luyện ở ngoại ô Kiev. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Thông tin này được Bloomberg ngày 17/2 dẫn nguồn tin giấu tên cho biết.
Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Nga và Ukraine, Keith Kellogg, cũng khẳng định bên lề Hội nghị an ninh Munich tại Đức rằng một kế hoạch ḥa b́nh có thể được công bố trong vài ngày hoặc vài tuần tới.
"Chính quyền Tổng thống Trump đă thông báo cho các quan chức châu Âu rằng Washington mong muốn đạt được lệnh ngừng bắn ở Ukraine trước lễ Phục sinh", Bloomberg dẫn nguồn tin cho biết. Lễ Phục sinh là một ngày lễ của người thiên chúa giáo, năm nay rơi vào ngày 20/4.
Tuy nhiên, một số quan chức châu Âu lo ngại tốc độ đàm phán như vậy là quá nhanh và khó khả thi.
Cuộc đàm phán dự kiến sẽ bắt đầu với một cuộc họp giữa phái đoàn Nga và Mỹ trong vài ngày tới. Theo tờ báo Kommersant đưa tin vào ngày 16/2, các cuộc đàm phán về Ukraine bao gồm các phái đoàn hai nước sẽ diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia vào ngày 18/2 tới.
Theo Kommersant, phía Mỹ dự kiến sẽ có Ngoại trưởng Mark Rubio, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Walz và Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Trung Đông Steve Witkoff.
Theo ông Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Trump về vấn đề Ukraine, châu Âu sẽ không có vai tṛ trong cuộc đàm phán, điều này đă gây lo ngại cho Anh và EU. Financial Times ngày 13/2 đưa tin các quan chức châu Âu lo sợ Mỹ sẽ đẩy gánh nặng đảm bảo an ninh hậu chiến cho Ukraine sang họ.
Ông Kellogg lư giải quyết định loại châu Âu khỏi đàm phán bằng việc dẫn chứng hiệp định Minsk-2 năm 2015, trong đó Đức và Pháp làm trung gian nhưng không thể thực thi ḥa b́nh giữa Ukraine với hai nước cộng ḥa tự xưng Donetsk và Lugansk.
"Khi nh́n vào Minsk-2, có quá nhiều bên tham gia nhưng không ai thực sự có khả năng thực hiện tiến tŕnh ḥa b́nh. Và cuối cùng, nó đă thất bại thảm hại. Chúng tôi không muốn đi vào vết xe đổ đó", ông Kellogg tuyên bố.
Nga cũng khẳng định sẽ không chấp nhận một thỏa thuận ngừng bắn tạm thời như Minsk-2, mà chỉ chấp nhận một giải pháp lâu dài giải quyết tận gốc nguyên nhân của xung đột.
Trước đó, vào ngày 12/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đă có cuộc điện đàm đầu tiên với ông Trump kể từ khi xung đột Ukraine leo thang năm 2022. Newsweek ngày 16/2 đưa tin hai nhà lănh đạo có thể gặp mặt trực tiếp tại Saudi Arabia vào cuối tháng này để thảo luận về ḥa b́nh.
Tổng thống Putin từng tuyên bố Moskva không từ chối đàm phán, nhưng bất kỳ thỏa thuận nào cũng phải dựa trên các điều khoản từng được thống nhất tại Istanbul năm 2022, với điều chỉnh theo “thực tế lănh thổ hiện nay”.
Nga đă đưa ra các yêu cầu chính bao gồm: Ukraine phải trung lập, phi quân sự hóa, phi cực đoan hóa và không sở hữu vũ khí hạt nhân. Đây là những điều kiện mà Moskva khẳng định là không thể thương lượng nếu muốn đạt được một nền ḥa b́nh lâu dài.
VietBF@sưu tập