Đến tuổi xế chiều, điều người ta quan tâm nhất chính là con cái có hiếu thảo hay không. Có người hết ḷng v́ bố mẹ nhưng cũng có người chỉ làm màu, ra vẻ hiếu thảo nhưng sự thật th́ trái ngược.
Thực tế, ḷng hiếu thảo chân chính không thể che giấu, nó ẩn chứa trong những hành động nhỏ nhặt nhất của con cái với bố mẹ. V́ vậy bất kỳ ai có con mắt tinh tường đều có thể nh́n thấy thông qua 3 điểm dưới đây.
Chăm sóc sức khỏe bố mẹ từng ly từng tí
Sức khỏe là vấn đề rất quan trọng với người cao tuổi nên những người con thực sự hiếu thảo luôn quan tâm đến sức khỏe của bố mẹ. Vấn đề này có thể thấy rơ thông qua câu chuyện của 2 người hàng xóm ở khu tập thể nọ.
Ông Lư sống cùng vợ chồng con trai và một đứa cháu. Mỗi khi thời tiết thay đổi, cả con trai lẫn con dâu đều nhắc nhở ông mặc thêm cho ấm hoặc cởi bớt cho mát mẻ. Đồng thời họ đi mua thuốc và đồ ăn tăng cường đề kháng cho bố.
B́nh thường đă thế nên khi ông Lư ốm đau, con trai và con dâu lại càng lo lắng hơn. Chỉ cần bố nói có vấn đề là con trai liền đưa đến bệnh viện kiểm tra, chạy đôn chạy đáo mà không có chút nề hà nào.
Có lần ông Lư đột nhiên bị đau bụng lúc nửa đêm, đến mức toát mồ hôi lạnh. Khi phát hiện ra, con trai ông vội vă đưa bố đến bệnh viện, con dâu chuẩn bị đồ đạc nhân cho bố rồi cũng líu ríu theo sau. Cả hai tập trung lo lắng cho bố, không một lời than văn. Chỉ đến khi bác sĩ thông báo đă ổn định, cặp đôi mới thở phào nhẹ nhơm. Từ những chi tiết này, có thể thấy vợ chồng người con trai thực sự quan tâm đến sức khoẻ của bố. Đó chính là hiếu thảo chân chính.
Trong khi đó, bà Mai - hàng xóm ông Lư lại kém may mắn hơn. Bà có sức khỏe không tốt, thường xuyên bị đau đầu nhưng 2 người con (1 trai, 1 gái) lại không để ư nhiều.
Mỗi lần gọi điện, người con trai chỉ hỏi: “Mẹ, dạo này mẹ khoẻ không?” . Khi bà Mai nói rằng ḿnh bị đau đầu, anh sẽ nói một cách hời hợt: “Vậy th́ mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn” và không có sau đó. C̣n người con gái có khá hơn một chút, cô hứa hẹn khi nào rảnh sẽ về đưa mẹ đi khám bác sĩ và mua thuốc. Nhưng “khi nào rảnh” của cô phải đợi đến 3 tuần sau và khi đó bà Mai đă tự ḿnh lo liệu mọi thứ.
Có thể thấy, sự quan tâm của 2 người con bà Mai chỉ mang tính h́nh thức, không có một chút chân thành nào trong đó. Không ai cần ḷng hiếu thảo giả tạo như thế cả!

(Ảnh minh hoạ)
Quan tâm đến sở thích của bố mẹ
Không chỉ quan tâm đến việc lớn của bố mẹ, người con hiếu thảo c̣n luôn nghĩ đến những chuyện nhỏ nhặt khác của bố mẹ.
Tôi có một người bạn, mẹ cô ấy thích ăn dimsum ở một cửa hàng khá nổi tiếng. Ngặt nỗi cửa hàng đó lại cách khá xa nhà bạn tôi. Ấy vậy mà bất cứ khi nào có thời gian rảnh, cô ấy đều tranh thủ đi mua về cho mẹ.
Mỗi lần đi mua, người bạn đó đều cẩn thận mang cả hộp giữ nhiệt đi v́ sợ đồ ăn sẽ bị nguội và không c̣n ngon nữa. “Phần thưởng cho sự vất vả đó của tôi là nụ cười rạng rỡ của mẹ. Tôi biết bà cảm thấy rất vui và được an ủi phần nào khi con cháu không ở cùng” - cô tâm sự.
Một người đồng nghiệp của tôi có bố thích uống trà nên anh luôn chú ư t́m hiểu thông tin về nhiều loại trà khác nhau. Nghe ai đó nói về loại trà này ngon hay loại trà kia chất lượng cao, anh đều t́m mua cho bố. Ngay cả những bộ ấm chén pha trà của bố cũng là do anh đi công tác rồi xách tay về cho bố.
Những điều nhỏ nhặt, tưởng chừng như không đáng kể đó có thể khiến bố mẹ cảm thấy tràn đầy t́nh yêu thương. Nhưng một số người con không thể trả lời câu hỏi “Bố/ mẹ bạn thích ǵ?”.
Trong dịp sinh nhật d́ tôi, em họ không biết mẹ ḿnh thích ăn loại bánh kem ǵ nên mua đại một chiếc ở tiệm ven đường. B́nh thường, khi d́ tôi kể những món ăn bà yêu thích và rủ con đi ăn cùng, em tôi cũng từ chối một cách dứt khoát. Một người con mà ngay cả việc nhỏ nhất cũng không làm được cho bố mẹ th́ làm sao có thể gọi là hiếu thảo?
Nhẫn nại và đồng hành cùng bố mẹ
Có người bầu bạn cũng là điều quư giá với người già. Những đứa con thực sự hiếu thảo sẽ dành thời gian cho bố mẹ dù có bận rộn đến đâu.
Ông Vương là hàng xóm ở tầng dưới nhà tôi. Ông có một người con trai làm việc ở thành phố khác, cách nhà khoảng 200km nhưng cứ 2 tuần/ lần, anh lại về thăm bố vài ngày. Trong mỗi lần về thăm bố như vậy, anh c̣n giúp ông dọn dẹp pḥng, nấu ăn, mua sắm thêm một số đồ đạc để thuận tiện cho cuộc sống tuổi già của bố.
Sau đó, hai bố con, đôi khi có cả đứa cháu nhỏ, sẽ cùng nhau đi dạo trong công viên, kể lại những câu chuyện ngày xưa. V́ đă già và không c̣n minh mẫn như trước, có lúc ông Vương nhắc đi nhắc lại một chuyện nhiều lần nhưng con trai ông không bao giờ chán nản hay cáu gắt mà vẫn lắng nghe như lần đầu tiên.
Ngược lại, một số người con luôn lấy lư do bận rộn và ít khi về thăm bố mẹ, nếu không muốn nói là bỏ bê. Ngay cả khi về nhà, họ cũng chỉ ở trong pḥng riêng làm việc hoặc lướt điện thoại, hầu như không nói ǵ với bố mẹ. Thậm chí khi bố mẹ chủ động hỏi chuyện, họ tỏ ra gắt gỏng, nói rằng ḿnh mệt và bố mẹ không hiểu ǵ cả nên nói cũng vô ích.
Những đứa con như vậy dù có bỏ tiền mua hết mọi thứ cho bố mẹ cũng không thể bù đắp được sự thiếu thốn t́nh cảm, không thể được coi là hiếu thảo.
VietBF@ Sưu tập