Công ty Điện lực Quốc gia Ấn Độ (NTPC) sẽ đầu tư 62 tỷ đô la Mỹ (hơn 1,5 triệu tỷ VND) để mở rộng công suất điện hạt nhân lên 30 Gigawatt trong 2 thập kỷ cho đến năm 2044.
Kế hoạch đầy tham vọng này, gấp 3 lần mục tiêu ban đầu, được thực hiện sau quyết định mở cửa lĩnh vực này cho đầu tư nước ngoài và tư nhân của chính phủ, Reuters đưa tin.
Để giải quyết bài toán biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, Ấn Độ đặt mục tiêu đạt công suất phát điện không sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào năm 2030 là 500 Gigawatt và ít nhất 100 Gigawatt công suất từ các nguồn điện hạt nhân vào năm 2047.
Để hiểu rơ hơn, 500 Gigawatt là đủ năng lượng để cung cấp điện cho 50 tỷ bóng đèn LED hoặc sạc khoảng 45 triệu xe điện tiêu chuẩn.
"Ấn Độ có nhiều khả năng to lớn trong việc theo đuổi các mục tiêu chuyển đổi năng lượng tái tạo đầy tham vọng trong 5 năm tới. Vào năm 2030, chúng tôi muốn bổ sung thêm 500 Gigawatt công suất điện sạch; Đường sắt Ấn Độ sẽ đạt mức phát thải ṛng bằng 0; không dừng ở đó, chúng tôi đặt mục tiêu đạt sản lượng hydro xanh hàng năm là 5 tấn" - Thủ tướng Narendra Modi phát biểu tại Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ 2025 (IEW'25) hôm 11/2/2025.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu qua hội nghị truyền h́nh trong Lễ khai mạc Tuần lễ Năng lượng Ấn Độ 2025 vài ngày 11/2. Ảnh: PTI
Trong 10 năm qua, Ấn Độ đă trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 từ vị trí lớn thứ 10. Cũng trong khoảng thời gian này, công suất phát điện mặt trời tại quốc gia này đă tăng 32 lần. Ngày nay, Ấn Độ là quốc gia sản xuất điện mặt trời lớn thứ ba thế giới. Và công suất không sử dụng nhiên liệu hóa thạch của nước này đă tăng gấp ba lần, Indiatimes thông tin.
Tất cả những điều này cho thấy quốc gia châu Á này có thể đạt được những mục tiêu về năng lượng sạch vào năm 2030 và hơn thế nữa.
Bắt tay với loạt "gă khổng lồ" quốc tế
Tập đoàn Điện hạt nhân Ấn Độ (NPCI) do nhà nước điều hành hiện là đơn vị duy nhất khai thác công suất hạt nhân gần 8 Gigawatt của cả nước. NPCI cũng đang đặt mục tiêu tăng công suất hạt nhân lên 20 Gigawatt vào năm 2032.
Hiện tại, NTPC đang hợp tác với Tập đoàn Điện hạt nhân Ấn Độ (NPCI) để xây dựng hai nhà máy công suất 2,6 Gigawatt tại các bang Madhya Pradesh (miền Trung Ấn Độ) và Rajasthan (Tây Bắc Ấn Độ).
Các nguồn tin cho biết, NTPC cũng đang trong quá tŕnh t́m kiếm sự chấp thuận sớm cho việc mua đất tại 8 tiểu bang để tiến hành các nghiên cứu chi tiết tại 27 địa điểm 'ứng viên' xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
NTPC, chủ yếu được biết đến với các nhà máy điện chạy bằng than, đặt mục tiêu là đầu tầu trong lĩnh vực điện hạt nhân Ấn Độ, tương tự thành tích họ đă làm trong nhiệt điện.
Reuters đưa tin các tập đoàn và công ty tiện ích tư nhân của Ấn Độ như Tata Power, Vedanta, Reliance Industries và Adani Power đă bày tỏ sự quan tâm đến năng lượng hạt nhân.
Không chỉ t́m kiếm sự hợp tác trong nước, NTPC cũng đang thảo luận với các công ty nước ngoài, bao gồm cả Nga và Mỹ, về các ḷ phản ứng hạt nhân nhỏ. Các đối tác tiềm năng bao gồm EDF của Pháp; General Electric và Holtec International, đều của Mỹ.
EDF đă bày tỏ sự sẵn sàng hợp tác trong một dự án ḷ phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), trong khi Holtec International đang trong giai đoạn đàm phán ban đầu với NTPC.
Trả lời câu hỏi của Reuters, Holtec International cho biết họ hy vọng sẽ bán được ít nhất 200-300 ḷ phản ứng mô-đun nhỏ tại Ấn Độ vào năm 2047.
Trong chuyến thăm Pháp và Mỹ tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết chính phủ sẽ hợp tác với cả hai nước để phát triển ngành công nghiệp hạt nhân của Ấn Độ.
Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman đă đề xuất sửa đổi Đạo luật Năng lượng Nguyên tử năm 1962 và Đạo luật Trách nhiệm Dân sự đối với Thiệt hại Hạt nhân năm 2010 để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
VietBF@ Sưu tập