Có thể mọi người chỉ chú ư đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Donald Trump giao làm việc này. Thế nhưng ở các nước khác cũng đang có những nỗ lực tương tự, tất cả đều nhằm chấm dứt tệ quan liêu, nạn bàn giấy của nền hành chính nước họ.
Tổng thống Argentina Javier Milei luôn cầm theo một chiếc máy cưa tại các buổi diễn thuyết để nhấn mạnh ư muốn cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà đang cản trở bước phát triển của đất nước. New Zealand thành lập một bộ phận tiếp nhận mọi than phiền của công dân về các quy định gây khó cho họ. Ủy ban châu Âu cam kết sẽ cắt giảm yêu cầu báo cáo của doanh nghiệp chừng 25% và đến 35% cho doanh nghiệp nhỏ. François Bayrou, Thủ tướng Pháp, hứa hẹn một phong trào “phi quan liêu hóa” mạnh mẽ.
V́ sao ai cũng nói chống quan liêu, bàn giấy nhưng thủ tục mới vẫn được liên tục đẻ ra. Lo ngại an toàn thực phẩm, các cơ quan chức năng của một thành phố có thể đặt ra yêu cầu trẻ em chỉ bày bán nước chanh bên lề đường để quyên góp tiền cho một sự kiện nào đó cũng phải xin giấy phép. Nhằm bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa dịch bệnh, các doanh nghiệp ở California (Mỹ) buộc phải dán thông báo trong pḥng vệ sinh nhắc nhở nhân viên phải rửa tay.
Cuộc sống luôn đặt ra các vấn đề mới và giới quản lư, nhằm bảo vệ người dân, uốn nắn vấn đề theo hướng mong muốn, phải thường xuyên đẻ ra các quy định. Đến một lúc nào đó các quy định, thay v́ hỗ trợ lại cản trở cuộc sống của người dân, buộc phải cân nhắc để hủy bỏ. Xu hướng là quy định mới lúc nào cũng nhiều hơn quy định được băi bỏ. Theo George Washington University, quy định liên bang ở Mỹ nay vượt quá con số 180.000 trang, tăng mạnh so với chỉ 20.000 trang trong những năm đầu thập niên 1960. Người dân Mỹ tiêu tốn đến 12 tỉ giờ chỉ để tuân thủ các quy định giấy tờ hay chừng 35 giờ mỗi người mỗi năm. Luật của Đức nay có số chữ tăng 60% so với giữa thập niên 1990.
Các nghiên cứu cho thấy quy định mới sinh ra trong khi quy định cũ vẫn tồn tại đă làm năng suất bộ máy hành chính ngày càng giảm sút. Số liệu từ Chính phủ Anh cho thấy năng suất của bộ máy giảm 20% so với cuối thập niên 1990. Trừ quốc pḥng, bộ máy hành chính liên bang của Canada không tăng năng suất so với một thập niên trước, trong khi khu vực tư nhân tăng 7%. Năng suất khu vực nhà nước ở Úc và châu Âu giảm trong ṿng năm năm qua.
Có những quy định kể ra mới thấy bất hợp lư. Như hàng trăm ngàn doanh nghiệp ở California buộc phải treo bảng thông báo cơ sở của họ “có chứa các hóa chất mà tiểu bang California biết là có thể gây ra ung thư”. Khách sạn buộc phải dán thông báo bên cạnh các hồ bơi yêu cầu khách nào đang bị tiêu chảy th́ không nên xuống tắm. Ở Pháp việc mua bán một ngôi nhà sẽ không được tiến hành cho đến khi nào công chứng viên đọc to hợp đồng mua bán trước sự chứng kiến của bên mua và bên bán. Cộng nhiều quy định phi lư như thế, chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp sẽ là một gánh nặng đáng kể.
Một nghiên cứu cho thấy tính theo cùng mức giá năm 2016, chi phí xây một dặm đường cao tốc ở Mỹ tăng từ 8,5 triệu đô la lên thành 25 triệu đô la từ thập niên 1950 so với thập niên 1980 và hiện c̣n tăng mạnh nữa. Một lư do quan trọng là do chi phí tuân thủ vô số quy định liên quan đến môi trường, cơ sở hạ tầng. Nhiều dự án xây đường sắt tốc độ cao ở California cứ bị tŕ hoăn v́ đội chi phí liên quan đến môi trường. Ở Anh, hàng loạt dự án điện gió phải chờ rất lâu để được phép kết nối vào mạng lưới quốc gia trước khi khởi công.
Chịu ảnh hưởng từ gánh nặng quy định nhiều nhất là doanh nghiệp. Ở Pháp, theo Ngân hàng Thế giới, giới quản trị cấp cao tiêu tốn đến 20% thời gian chỉ để đối phó với các quy định. Doanh nghiệp ở Đức mất b́nh quân 122 ngày để xin giấy phép hoạt động. Ở Hà Lan, xin giấy phép nhập khẩu mất chừng một tháng. Năm 2023, hơn 40% doanh nghiệp Hy Lạp xem việc tuân thủ các quy định về thuế, chứ không phải thuế suất, có “ảnh hưởng lớn hay rất nghiêm trọng” đến hoạt động của họ. Ở Mỹ, rất nhiều doanh nghiệp về nguyên tắc được hoàn thuế do bị thua lỗ nhưng quy tŕnh xin hoàn thuế phức tạp đến nỗi chỉ có 37% doanh nghiệp đủ điều kiện thật sự được hoàn thuế.
Các nhà kinh tế từng thử tính xem chi phí tuân thủ quy định lên nền kinh tế là bao nhiêu. Một công tŕnh của Đại học Columbia và Đại học New York cho thấy sự quan liêu bàn giấy làm nước Pháp thiệt hại đến 4% GDP. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính chi phí tuân thủ ăn đến 4% doanh thu của doanh nghiệp các nước thành viên.
Tờ Economist ước tính trong thập niên qua, hai phần ba nguồn vốn đầu tư đă chảy vào các ngành ít bị quy định trói tay như dịch vụ tiêu dùng hay công nghệ; chỉ có một phần ba rót vào các ngành được quản lư chặt như y tế hay sản xuất. V́ thế, cắt bỏ quy định được kỳ vọng sẽ giúp ḍng chảy của nền kinh tế thông suốt hơn, hiệu quả hơn.
|