Đom đóm là một trong những loài côn trùng kỳ diệu nhất, với khả năng phát sáng trong đêm. Sau đây là loạt sự thật thú vị về loài sinh vật phát sáng này.

1. Đom đóm là bọ cánh cứng. Dù có tên gọi tiếng Anh (firefly) có yếu tố “fly” là ruồi, nhưng đom đóm không liên quan đến ruồi, mà thực chất là một nhóm bọ cánh cứng thuộc họ Lampyridae. Hiện nay, có hơn 2.000 loài đom đóm trên thế giới. Ảnh: Pinterest.

2. Chúng phát sáng nhờ phản ứng hóa học. Ánh sáng của đom đóm đến từ một phản ứng hóa học trong cơ thể, được gọi là quang sinh học (bioluminescence). Enzyme luciferase kết hợp với chất luciferin, oxy và ATP để tạo ra ánh sáng mà không tỏa nhiệt. Ảnh: Pinterest.

3. Ánh sáng của đom đóm có nhiều màu khác nhau. Tùy vào loài mà ánh sáng của đom đóm có thể là vàng, xanh lá, xanh dương hoặc cam đỏ. Điều này phụ thuộc vào cấu trúc của enzyme luciferase và điều kiện môi trường. Ảnh: Pinterest.

4. Đom đóm dùng ánh sáng để giao tiếp và t́m bạn đời. Đom đóm sử dụng tín hiệu nhấp nháy để thu hút bạn t́nh. Mỗi loài có một kiểu nhấp nháy riêng, giúp chúng t́m đúng loài của ḿnh giữa đêm tối. Ảnh: Pinterest.

5. Đom đóm là “đèn báo động” trong tự nhiên. Ấu trùng đom đóm phát sáng để cảnh báo kẻ săn mồi rằng chúng có chứa chất độc, khiến các loài khác tránh xa. Một số loài đom đóm trưởng thành cũng có độc và phát sáng để cảnh báo. Ảnh: Pinterest.

6. Một số loài đom đóm có “chiến thuật lừa t́nh” khát máu. Cá thể cái của các loài đom đóm thuộc chi Photuris giả dạng tín hiệu của loài đom đóm khác để dụ con đực đến, sau đó ăn thịt thay v́ giao phối. Ảnh: Pinterest.

7. Ánh sáng đom đóm có thể bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng nhân tạo. Ngày nay, sự đô thị hóa và ánh sáng nhân tạo từ đèn đường, nhà cửa làm gián đoạn tín hiệu giao tiếp của đom đóm, khiến số lượng loài này giảm dần ở nhiều nơi. Ảnh: Pinterest.

8. Có nơi tổ chức lễ hội đom đóm. Một số nơi trên thế giới, như Nhật Bản và Mỹ, tổ chức lễ hội đom đóm vào mùa hè, khi đom đóm tụ tập thành từng đàn lớn, tạo ra khung cảnh huyền ảo như trong truyện cổ tích. Ảnh: Pinterest.