Trả lời phỏng vấn hăng truyền thông Hàn Quốc Chosun Ilbo, Giám đốc Cơ quan T́nh báo Quân sự Ukraine Kyrylo Budanov đă trích dẫn loại tên lửa này như một ví dụ về công nghệ chiến đấu của B́nh Nhưỡng đang nhận được những cải tiến lớn từ hoạt động chiến đấu.
"Ban đầu, độ chính xác của nó [tên lửa KN-23] rất thấp, với biên độ sai số từ 500 đến 1.500 mét", ông Budanov nói trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm 17/2.
"Nhưng các chuyên gia tên lửa Nga đă thực hiện các sửa đổi kỹ thuật, giải quyết được vấn đề. Tên lửa hiện chính xác hơn đáng kể và là mối đe dọa lớn hơn nhiều."

Tên lửa Hwasong-11A (hoặc KN-23) được Triều Tiên cho ra mắt trong một cuộc diễu hành vào năm 2018. Ảnh: KCNA
Theo tờ Business Insider, KN-23 là tên lửa được Mỹ định danh, c̣n Triều Tiên đặt tên là Hwasong-11A. Tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn này được cho là có tầm bắn vào khoảng 700 km và thường được so sánh với Iskandar-M của Nga, với tải trọng thông thường lên tới 500 kg.
Đây là một trong những vũ khí mới của Triều Tiên, được cho ra mắt trong một cuộc diễu hành vào năm 2018, với tầm bắn cho phép tấn công sâu vào lănh thổ Hàn Quốc.
Hồi tháng 7/2024, B́nh Nhưỡng cho biết họ đă thử nghiệm tên lửa phiên bản nâng cấp Hwasong-11Da-4.5, có thể mang đầu đạn nặng 4,5 tấn.
Trước đó, vào tháng 1/2024, Nhà Trắng nói rằng Nga đă bắn nhiều tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Triều Tiên nhắm vào Ukraine và đó là KN-23 và KN-24.
Khi nhắc đến các cuộc tấn công, Đại sứ Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc Hwang Joon-kook cho biết vào thời điểm đó rằng Triều Tiên đang sử dụng Ukraine làm "một địa điểm thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân".
Trong cuộc phỏng vấn với Chosun Ilbo, Giám đốc Cơ quan T́nh báo Quân sự Ukraine Budanov cho biết sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên đang "đạt đến mức cao nhất", cảnh báo về mối đe dọa gia tăng đối với địch thủ của B́nh Nhưỡng ở châu Á.
"Triều Tiên đang lợi dụng cuộc chiến này để tích lũy kinh nghiệm chiến đấu và hiện đại hóa công nghệ quân sự của ḿnh", ông Budanov nói. "Việc này sẽ gây ra hậu quả lâu dài cho bối cảnh an ninh ở khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương."
Bài học được Triều Tiên rút ra từ cuộc chiến
Business Insider đưa tin, phương Tây và Seoul đặc biệt quan ngại về việc có khoảng 12.000 lính đặc nhiệm Triều Tiên – theo ước tính của họ - được triển khai tại tỉnh Kursk của Nga.
T́nh báo phương Tây cho biết khoảng 4.000 trong số những người lính đó đă bị thương hoặc tử trận. Tuy nhiên, sự tham gia trực tiếp của B́nh Nhưỡng đă làm dấy lên lo ngại rằng những người lính c̣n sống sót của họ sẽ tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu vô giá và kiến thức về chiến tranh hiện đại.
Phó giám đốc Cơ quan T́nh báo Quân sự Ukraine Vadym Skibitskyi nói với Chosun Ilbo rằng binh sĩ Triều Tiên đang học hỏi rất nhanh.
"Hiệu quả chiến đấu của họ đă được cải thiện đáng kể, không chỉ với các vũ khí thông thường như xe tăng mà c̣n với các hệ thống tiên tiến như máy bay không người lái", ông Skibitskyi nói.
- Ảnh 3.
Một h́nh ảnh do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố được cho là một người lính Triều Tiên được cử đến chiến đấu cho Nga. Ảnh: Shutterstock
Business Insider trích dẫn các nguồn tin Ukraine cho biết, binh sĩ Triều Tiên ban đầu thường xông thẳng vào các vị trí của Ukraine trong các cuộc tấn công có thương vong cao, và họ dường như không nhận thấy rằng máy bay không người lái có thể giết chết ḿnh.
Nhưng có một số manh mối cho thấy binh sĩ Triều Tiên đang dần thích nghi.
Hồi tháng 1/2025, lực lượng đặc nhiệm Ukraine đă công bố những ǵ họ nói là trích đoạn nhật kư của một người lính Triều Tiên, một trang trong số đó mô tả chiến thuật dùng một người lính ra nhử máy bay không người lái, rồi đồng đội của anh ta sẽ bắn hạ máy bay không người lái.
Theo Business Insider, với việc cung cấp binh sĩ và vũ khí cho Nga, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un được cho là đang nhận lại hỗ trợ kỹ thuật từ Nga cho các chương tŕnh vũ trụ và vũ khí của ḿnh, cũng như tiền mặt, nguyên liệu thô và thực phẩm.
Sự hợp tác của họ nhấn mạnh mối quan hệ đang phát triển giữa B́nh Nhưỡng và Moscow, khi cả hai đều t́m cách dựa vào nhau để giúp vượt qua các lệnh trừng phạt quốc tế áp đặt lên nền kinh tế của họ.
Trong chương tŕnh "60 Minutes" mới phát sóng trên kênh truyền h́nh nhà nước Russia-1, nhà phân tích chính trị Dmitry Abzalov đă bất ngờ thừa nhận sự hiện diện của binh sĩ Triều Tiên trên chiến trường.
"Những người lính Triều Tiên đă chiến đấu cùng chúng tôi đă không c̣n, và đợt tiếp theo sẽ đến trong ṿng một tháng nữa", ông nói, theo bản dịch tiếng Anh được cựu cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine Anton Gerashchenko đăng tải trên mạng xă hội X.
Phát biểu này khiến người dẫn chương tŕnh Olga Skabeyeva ngạc nhiên. Bà nhấn mạnh rằng truyền thông nhà nước Nga chưa từng đưa tin chính thức về vấn đề này. Đáp lại, Abzalov so sánh t́nh huống này với việc Nga ban đầu phủ nhận sử dụng máy bay không người lái của Iran ở Ukraine vào năm 2022, trước khi thông tin này được xác nhận.
Theo tạp chí Newsweek (Mỹ), đây là lần đầu tiên xuất hiện thông tin công khai từ phía Nga về sự tham gia của Triều Tiên trong cuộc xung đột này, mặc dù cả Moscow và B́nh Nhưỡng trước đây đều không xác nhận sự hiện diện của lực lượng Triều Tiên trên thực địa.
VietBF@ Sưu tập