Trong mắt nhiều người, đây chỉ là thứ cỏ hoang mọc dại khắp nơi, nhưng thực tế đây lại là một “báu vật” trong y học cổ truyền.
“Báu vật” trong tự nhiên của Việt Nam
Thiên nhiên Việt Nam luôn tồn tại những điều kỳ diệu, kể cả những thứ tưởng chừng như cỏ dại đôi khi cũng chính là một vị thảo dược quư trong Đông y. Điển h́nh phải kể đến cây xà sàng (hay c̣n gọi là giần sàng).
Trong tiếng Hán Việt, xà sàng có nghĩa là “giường của rắn”, bởi người ta thường thấy rắn hay nằm trên cây này. Đây là cây thân thảo, khá thấp, cụm hoa trắng nh́n từ trên cao giống như cái giần để sàng gạo.
Bạn có thể bắt gặp giống cỏ dại này ở miền Bắc nước ta và khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh trở ra. Chúng mọc hoang khắp nơi, từ ven đường, ven sông cho đến bờ ruộng.
Ngoài ra, cây xà sàng c̣n phân bố tại nước láng giềng Trung Quốc.
Quả và hạt của cây được dùng làm thuốc, phần hạt được gọi là xà sàng tử (hay c̣n được gọi là gạo rắn, hạt rắn). Loại dược liệu này có vị đắng, tính ấm, hơi độc, có nhiều công dụng như trừ hàn, làm ấm thận, giảm ngứa, sát trùng ngoài da, làm ấm tử cung và làm cường dương. Người ta thường dùng xà sàng tử để điều trị các chứng bệnh như suy thận, bệnh về âm đạo, nam liệt dương, ngoài ra c̣n hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da như ghẻ lở, hắc lào, mụn nhọt chảy nước...
Tuy nhiên, do xà sàng là vị thuốc có độc tố nhẹ nên cần thận trọng khi sử dụng. Tốt nhất nên có sự tư vấn của thầy thuốc trước khi sử dụng để đảm bảo liều lượng và độ an toàn.