Đàm phán ḥa b́nh Ukraine: Tiết lộ điều ông Trump thực sự muốn từ Nga

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh IT
Đối với Ukraine lẫn các quốc gia châu Âu, tuần này thực sự là một cú sốc lớn khi Mỹ dường như đă biến thành "kẻ thù" của họ khi ông Trump đưa ra khả năng hợp tác với Nga về mặt địa chính trị - và kinh tế.
Đáng chú ư sau cuộc họp hôm thứ Ba 18/2 với các quan chức Điện Kremlin tại Riyadh, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố rằng "có những cơ hội đáng kinh ngạc... để hợp tác với Nga, về mặt địa chính trị trong các vấn đề 2 nước cùng quan tâm, và thẳng thắn mà nói, về mặt kinh tế". Theo ông Rubio, việc chấm dứt chiến tranh sẽ là "ch́a khóa mở ra cánh cửa" cho "các mối quan hệ đối tác kinh tế có khả năng mang tính lịch sử" giữa Mỹ và Nga.
Chỉ 7 ngày trước, không ai có thể tưởng tượng được sự tan vỡ của liên minh xuyên Đại Tây Dương mà theo ông Marks đă giúp duy tŕ ḥa b́nh ở châu Âu kể từ năm 1945 và từng đoàn kết chặt chẽ trong nỗ lực bảo vệ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Việc ông Trump dùng từ "nhà độc tài" để gọi Tổng thống Volodymyr Zelensky được cho là dấu hiệu mới nhất cho thấy ông thúc đẩy các cuộc đàm phán ḥa b́nh theo hướng có lợi cho Moscow.
Trong diễn biến mới nhất, các quan chức Mỹ đă phản đối việc gọi Nga là "kẻ xâm lược" trong tuyên bố của G7 sẽ được đưa ra vào đúng ngày kỷ niệm ba năm ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào thứ Hai tuần tới.
Theo ông Marks, trong vấn đề Ukraine, rơ ràng ưu tiên kinh tế đứng đầu chương tŕnh nghị sự của ông Trump. Mỹ mới đây đă đưa ra đề xuất nhắm vào nguồn tài nguyên khoáng sản của Ukraine để duy tŕ viện trợ cho nước này.
Có báo cáo rằng tại Hội nghị An ninh Munich tuần trước, Phó Tổng thống Mỹ JDVance và Ngoại trưởng Marco Rubio đă t́m cách ép Tổng thống Zelensky kư thỏa thuận trao cho Washington quyền kiểm soát 50% trữ lượng lithium và các loại đất hiếm có giá trị khác của quốc gia này để duy tŕ viện trợ từ Mỹ. Tuy nhiên ông Zelensky đă từ chối các chiến thuật gây sức ép của Mỹ và không kư thỏa thuận này, khiến ông Trump "nổi cơn thịnh nộ".
Về phía Moscow, tờ New York Time hôm 19/2 đưa tin, các quan chức Nga đă gửi thông điệp đến Washington rằng, các công ty Mỹ có thể kiếm được hàng tỷ USD khi quay trở lại Nga. Ông Kirill Dmitriev, người đứng đầu quỹ đầu tư quốc gia của Nga được cho là đă mang đến cuộc hội đàm Nga-Mỹ hôm thứ Ba tại Saudi Arabi một báo cáo cho thấy, các doanh nghiệp Mỹ đă mất tới 324 tỷ USD khi rút khỏi thị trường Nga v́ cuộc chiến ở Ukraine.
“Con đường kinh tế cho phép ngoại giao, cho phép giao tiếp, cho phép chiến thắng chung, cho phép thành công chung. Và chúng tôi thấy rằng Tổng thống Trump đang tập trung vào việc đạt được thành công", ông Dmitriev nói.
Tuy nhiên, triển vọng các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ để cho phép các doanh nghiệp Mỹ tái hợp tác với Nga hoặc có thể là quỹ đầu tư mới của ông Trump đầu tư vào nước này, đang khiến nhiều nhà quan sát lo ngại.
“Điều đó thực sự làm tôi lo lắng,” một cựu quan chức cấp cao của Mỹ có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó với Moscow cho biết, đồng thời bày tỏ thêm lo ngại rằng, cơ hội ḥa nhập kinh tế trở lại sẽ chỉ khiến Tổng thống Putin trở nên táo bạo hơn nữa.
VietBF@ Sưu tập