Thùy Tiên thừa nhận từng bị quấy rối ở thang máy nhưng v́ lời đổ lỗi của những người xung quanh, cô không dám lên tiếng.
Á hậu Hồng Đăng bị quấy rối khi đang trên đường từ nhà cô tới pḥng tập. Sự việc xảy ra chiều 22/2 khiến người đẹp bàng hoàng, sốc. Mất vài giờ để b́nh tĩnh, Hồng Đăng trở lại địa điểm diễn ra sự việc, nhờ những người xung quanh trích xuất camera để t́m kiếm thủ phạm và tŕnh báo với cơ quan chức năng. Nhưng lúc này, điều cô nhận được không phải lời an ủi, động viên mà là những câu hỏi theo hướng đổ lỗi cho nạn nhân.
Theo TS Xă hội học, chuyên viên tham vấn tâm lư Phạm Thị Thúy, việc đổ lỗi cho nạn nhân không khác ǵ “mũi tên” thứ 2 hay quấy rối lần 2.
Khoét sâu tổn thương tinh thần
Trở lại trường hợp Hồng Đăng, cô kể: "Ḿnh quyết định t́m ra danh tính thủ phạm. Ḿnh không muốn họ nhởn nhơ làm chuyện này nhiều lần. Khi nhờ trích camera, ḿnh liên tục nghe câu: 'Lúc đấy mặc ǵ', 'Mặc áo khoác vào' (ḿnh mặc áo phông, quần dài túi hộp). Hay 'Chị đi qua đường này hoài có ai bóp đâu, chắc em đẹp nên họ mới vậy. Chị muốn c̣n không được’. Không tủi thân, nhưng ḿnh thấy được tư tưởng 'dồn trách nhiệm' cho người bị hại".

Á hậu Hồng Đăng cho biết bị quấy rối khi đang trên đường tới pḥng tập. Ảnh: FBNV.
Ngay sau đó, Hoa hậu Thùy Tiên cũng lên tiếng chia sẻ việc từng bị quấy rối khi đi thang máy và những người xung quanh đổ lỗi về phía cô khiến cô không đủ dũng cảm để lên tiếng.
"Ḿnh cũng từng trải qua sự việc tương tự, nhưng tệ hơn ḿnh đă không dám lên tiếng. Hôm đó ḿnh đă suy nghĩ rất nhiều và nhận ra ḿnh bị mấy câu như 'con gái bị đụng chạm là đáng xấu hổ', 'mấy chuyện này b́nh thường mà có ǵ đâu' ảnh hưởng tới tư tưởng của ḿnh và nó khiến ḿnh im lặng trong khoảnh khắc đó. Ḿnh biết sẽ có rất nhiều người giống ḿnh, vậy nên ḿnh chỉ muốn nói người quấy rối người khác mới là người phải xấu hổ. V́ vậy, hăy lên tiếng khi cần nhé", Hoa hậu Thùy Tiên kể.
Việc nạn nhân quấy rối bị đổ lỗi diễn ra thường xuyên, nhất là trên không gian mạng, với không chỉ người nổi tiếng Việt Nam mà cả nghệ sĩ nước ngoài. Chẳng hạn, Châu Bùi khi chia sẻ việc bị quay lén lên mạng xă hội đă gặp vô vàn lời công kích, mỉa mai, thậm chí body shaming. Hay, Phương Mỹ Chi bị ghép mặt vào clip nhạy cảm cũng khốn khổ bởi những b́nh luận khiếm nhă thay v́ được bênh vực, động viên.
Trong nhiều năm làm việc ở lĩnh vực tham vấn tâm lư, gặp nhiều người bị xâm hại, quấy rối t́nh dục, TS Xă hội học Phạm Thị Thúy cho biết bà gặp không ít nạn nhân bị những người xung quanh đổ lỗi.
Có những nạn nhân nhận thức được quyền của họ nên không chấp nhận và rất khó chịu với việc bị đổ lỗi. Họ quyết định nói ra để được chia sẻ, tham vấn. Nhưng cũng có những nạn nhân cảm thấy xấu hổ, tự ti và tự đổ lỗi cho chính ḿnh sau khi nghe những người xung quanh chê trách. Với trường hợp thứ hai, bà Phạm Thị Thúy phải dành thời gian gặp gỡ, tṛ chuyện khiến nạn nhân đủ tin tưởng mới tâm sự. Họ ôm nỗi đau trong ḷng rất lâu và không dễ ǵ để chia sẻ.
“Tôi cho họ biết rơ quan điểm, những người quấy rối là thủ phạm, c̣n người bị quấy rối là nạn nhân. Bạn ăn mặc ra sao, hành động thế nào, người khác cũng không có quyền quấy rối bạn. Do đó, không có bất cứ lư do ǵ để người khác đổ lỗi cho bạn khi bạn bị quấy rối. Thủ phạm có hiểu lầm bạn đang khiêu gợi, gợi ư họ th́ đó là suy nghĩ của họ. Chưa có sự đồng thuận của bạn mà họ thực hiện hành vi t́nh dục là quấy rối. Họ đă sai và phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Sau khi có sự đồng cảm với quan điểm đó, nạn nhân dần mở ḷng với tôi, bắt đầu chia sẻ câu chuyện của họ”, Tiến sĩ chia sẻ.
“Về hành vi đổ lỗi của những người xung quanh, chúng tôi gọi đó như là mũi tên thứ 2 hay bị quấy rối lần 2. Những kẻ quấy rối đă làm tổn thương nạn nhân nghiêm trọng về cả thể chất lẫn tinh thần, th́ những người đổ lỗi càng làm nạn nhân đau đớn hơn. Hành động đó khoét sâu tổn thương tinh thần của nạn nhân”, bà Phạm Thị Thúy nói.

Hoa hậu Thùy Tiên kể cô từng bị quấy rối. Ảnh: FBNV.
Hệ lụy của việc đổ lỗi cho nạn nhân
TS Xă hội học Phạm Thị Thúy chỉ ra hành vi đổ lỗi cho nạn nhân có rất nhiều hệ luỵ. Có những người vượt qua nỗi đau trong thời gian ngắn, sau vài tuần, vài tháng khi họ được hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng có những người bị ám ảnh suốt nhiều năm. Tiến sĩ đă gặp những nạn nhân ôm nỗi đau hàng chục năm mới đủ dũng cảm để nói ra.
“Có một nạn nhân sau khi xem livestream của tôi về xâm hại t́nh dục, lúc hơn 22h đă gọi điện kể cho tôi câu chuyện của họ. Cô gái đó bị người thân quấy rối. Thế nhưng, khi kể lại sự việc với gia đ́nh, nạn nhân bị chính mẹ ruột mắng mỏ. Sau khi kể lại câu chuyện với tôi, người đó nói họ cảm thấy nhẹ nhơm, như thể bỏ được tảng đá đă gh́ chặt họ hơn 40 năm”, TS kể.
Hậu quả nghiêm trọng hơn là nạn nhân hoài nghi về bản thân, tự ti, mặc cảm. Họ sẽ tự hỏi: “Có phải bản thân rất tệ hay không?” và “Đó có phải lư do ḿnh bị quấy rối không?”. Rồi “V́ sao người khác không bị mà ḿnh lại bị?”. Một số trường hợp vốn thấy bản thân không hoàn hảo, chẳng hạn bị khiếm khuyết hay từng làm ǵ sai, khi bị đổ lỗi, họ càng nghĩ ḿnh là người không ra ǵ và xứng đáng bị đối xử như thế.
Bà Phạm Thị Thúy phân tích: “Nạn nhân có thể bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn. Theo đó, các nạn nhân có thể lo âu, rối loạn cảm xúc, hành vi, bị trầm cảm... theo những mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp cần phải trị liệu tâm lư chứ không thể tự vượt qua được. Ở mức độ nhẹ hơn, nạn nhân có thể khép ḿnh, không dám ra ngoài giao tiếp, không muốn đi chơi với bạn bè. Tôi gặp nhiều trường hợp nạn nhân bị đổ lỗi bởi chính người thân như bố mẹ, bạn bè, người yêu. V́ thế, nạn nhân càng mất niềm tin vào những người xung quanh.
Tôi gặp những nạn nhân thậm chí phải bỏ việc, bỏ học đi nơi khác bởi họ không thể chịu đựng được những lời đổ lỗi và không muốn gặp những người khơi lại nỗi đau trong họ. Do đó, những người công khai trên truyền thông ḿnh bị quấy rối để tố cáo kẻ có tội là người mạnh mẽ, dũng cảm. Một số trường hợp sau đó, rất tiếc, họ bị chỉ trích, công kích rất nhiều trên mạng xă hội”.
Theo chuyên gia, giải pháp để giải quyết t́nh trạng trên, đầu tiên là người thân phải khiến nạn nhân cảm thấy an toàn, được đồng cảm, chia sẻ, không bị phán xét, đổ lỗi. Những người xung quanh cần giúp nạn nhân cảm thấy được bảo vệ, quan tâm, yêu thương. Quan trọng nhất là phải lắng nghe chứ không nên phán xét, tránh đặt ra câu hỏi tại sao như hàm ư trách cứ. Ngay cả việc im lặng ở bên nạn nhân đôi khi cũng là thông điệp tốt khi nạn nhân chưa sẵn sàng chia sẻ.
“Nếu được hăy nói rằng: ‘Kẻ quấy rối mới là kẻ phạm tội, bạn không có lỗi’ hay ‘Tôi tin bạn’. Hăy cứ lắng nghe, chia sẻ cảm xúc, đừng vội đưa ra lời khuyên bảo bởi nạn nhân cần thời gian để sẵn sàng vượt qua khủng hoảng theo cách phù hợp với họ. Những lời khuyên như: ‘Bạn phải b́nh tĩnh’, ‘Bạn phải dũng cảm’ là không nên’”, chuyên gia chỉ ra.
Tiếp đó, nếu nạn nhân bị ám ảnh tâm lư kéo dài quá 2 tuần, dẫn đến ảnh hưởng cuộc sống th́ nên đi gặp người có chuyên môn để được giúp đỡ, giải tỏa sang chấn và chữa lành. Cuối cùng, gia đ́nh và nạn nhân cần giữ tất cả bằng chứng liên quan đến vụ việc để đưa ra cơ quan chức năng. Ngoài yếu tố tâm lư, nạn nhân cần được bảo vệ về cả mặt pháp luật. Chỉ khi đó, họ mới thực sự hiểu ḿnh là nạn nhân, ḿnh được bảo vệ, tránh bị quấy rối thêm và cũng để ngăn không cho kẻ quấy rối phạm tội thêm nữa, bảo vệ chính ḿnh và các nạn nhân khác.
VietBF@sưu tập