Oanh tạc cơ B-52H Mỹ bay cách biên giới Nga và Belarus vài chục km, được cho là hành động biểu dương sức mạnh và trấn an đồng minh.
Bộ Quốc pḥng Estonia ngày 24/2 đăng video oanh tạc cơ chiến lược B-52H của Mỹ dẫn đầu đội h́nh trên bầu trời thủ đô Tallinn, phía sau là 4 tiêm kích tàng h́nh F-35A Hà Lan và hai chiến đấu cơ F/A-18 Phần Lan. Đội h́nh bay qua lễ đài trong lúc các thiết giáp Estonia diễu hành bên dưới.
"Cảm ơn bạn bè và đồng minh v́ đă chào mừng ngày quốc khánh cùng với chúng tôi", Bộ Quốc pḥng Estonia cho hay.
Mỹ từng điều phi cơ B-52 bay qua bầu trời Tallinn để mừng ngày quốc khánh Estonia trong quá khứ.

Oanh tạc cơ B-52H Mỹ dẫn đầu đội bay hôm 24/2.
Dữ liệu từ trang web theo dơi hoạt động hàng không dân sự FlightRadar24 cho thấy sau khi bay qua Tallinn, oanh tạc cơ B-52H Mỹ tiếp tục di chuyển về phía đông và hướng đến thành phố St. Petersburg của Nga. Khi cách biên giới Estonia - Nga khoảng 80 km, máy bay đổi hướng về phía nam và bắt đầu hành tŕnh trở về căn cứ đồn trú ở Anh.
Chiếc B-52H lần lượt tiến vào không phận Latvia, Litva và Ba Lan, bay qua hành lang Suwalki và có thời điểm chỉ cách biên giới Belarus, đồng minh thân cận của Nga, khoảng 16 km.
Giới chức Nga và Belarus chưa b́nh luận về thông tin.
Hành lang Suwalki dài khoảng 60 km, là tuyến đường bộ ngắn nhất nối giữa Belarus và vùng lănh thổ hải ngoại Kaliningrad của Nga. Nó c̣n có một tên gọi khác là "yết hầu NATO", bởi nếu Nga dùng vũ lực kiểm soát hành lang này, ba thành viên NATO là Litva, Latvia và Estonia sẽ bị chia cắt hoàn toàn khỏi phần c̣n lại của khối.
"Dù đă lên kế hoạch từ trước, chuyến bay của chiếc B-52 đă gây nhiều đồn đoán trên mạng xă hội, đặc biệt là khi sự kiện diễn ra đúng dịp tṛn ba năm ngày Nga phát động chiến dịch tại Ukraine", biên tập viên Thomas Newdick của chuyên trang quân sự Mỹ War Zone nhận định.
Theo Newdick, động thái này nhằm biểu dương sức mạnh và phát tín hiệu cảnh báo đến Nga, cũng như tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với bảo đảm an ninh cho các quốc gia vùng Baltic, những nước vốn phụ thuộc vào NATO về mặt quốc pḥng.
"Đây cũng là thông điệp gửi tới các thành viên khác của NATO, giữa lúc họ đang lo ngại về những phát biểu gây tranh căi gần đây của Mỹ về châu Âu", Newdick nói thêm, đề cập tuyên bố Washington "không c̣n là bên đảm bảo an ninh chính cho châu Âu" do Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Pete Hegseth đưa ra hồi giữa tháng.