Tối ngày 4/3 theo giờ miền Đông của Mỹ (sáng ngày 5/3 giờ Việt Nam), Tổng thống Donald Trump có bài phát biểu đầu tiên tại phiên họp chung đặc biệt của lưỡng viện kể từ khi nhậm chức lần thứ hai.
Khởi đầu “tuyệt vời”
Trước hết, ông trích dẫn “một số ư kiến” cho rằng tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của ḿnh “thành công nhất trong lịch sử của đất nước chúng ta”. Tuyên bố này hẳn khiến nhiều người hoài nghi, song ông chắc chắn sẽ đi vào lịch sử với kỷ lục khác - người có bài diễn thuyết dài nhất tại một phiên họp chung của lưỡng viện Mỹ, với thời lượng lên tới 1 giờ 40 phút.
Điều ǵ đă khiến ông phát biểu dài tới vậy? Một mặt, ông chỉ trích mạnh mẽ đảng Dân chủ, quy trách nhiệm cho người tiền nhiệm Joe Biden về sự bất ổn do ḍng người nhập cư tràn vào Mỹ, các khoản chi tiêu lăng phí, đạo luật CHIPS, lạm phát và thực trạng xung đột tại Ukraine. Đáp lại, các thành viên đảng Dân chủ mặc trang phục, mang biểu ngữ phản đối ông Trump.
Cao trào diễn ra khi Hạ nghị sĩ Al Green bị áp giải khỏi sự kiện v́ phản đối chính quyền mới loại bỏ chương tŕnh Medicaid. Theo AP, phát biểu công kích đảng Dân chủ và ông Joe Biden đánh dấu thái độ cứng rắn hơn của nhà lănh đạo này, bởi trong Thông điệp Liên bang đầu tiên (2017), ông không hề nhắc tới người tiền nhiệm Barack Obama.
Ưu tiên hàng đầu
Mặt khác, Tổng thống Donald Trump dành phần lớn thời gian liệt kê những thành tựu ông đă đạt được, đồng thời vạch ra tầm nh́n về nước Mỹ trong thời gian tới, với ưu tiên dành cho các vấn đề đối nội. Thống kê của CNN cho thấy phát biểu chú trọng vào chính sách đối nội (32 phút), nhập cư (gần 15 phút), kinh tế (gần 14 phút), trong khi chính sách đối ngoại chỉ xuất hiện trong quăng thời gian ngắn (hơn 5 phút).
Về đối nội, ông Trump nhấn mạnh nỗ lực tinh gọn bộ máy, cắt giảm việc làm liên bang và chống lăng phí. Ông đánh giá cao hiệu quả của Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE), do tỷ phú Elon Musk tham gia vận hành, với kỳ vọng tiết kiệm hàng trăm tỷ USD. Ông cũng khẳng định sẽ sa thải ngay lập tức bất kỳ nhân viên liên bang nào “chống lại thay đổi”.
Tương tự, Tổng thống Trump cũng đề cập câu chuyện giảm thuế. Ông cho rằng cắt giảm thuế thu nhập và thuế với các khoản vay dùng để mua ô tô sản xuất tại Mỹ, loại bỏ thuế với các khoản tiền boa, tiền làm thêm giờ, phúc lợi từ chế độ an sinh xă hội cùng giảm lăi suất sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ.
Đồng thời, Tổng thống Mỹ cho biết sẽ có “hành động mang tính lịch sử” cuối tuần này để mở rộng quy mô sản xuất khoáng sản then chốt và đất hiếm. Ông hé lộ chiến lược “hồi sinh ngành đóng tàu Mỹ, bao gồm tàu thương mại và quân sự”, bước đi đầu tiên là thành lập Văn pḥng phụ trách tại Nhà Trắng và ưu đăi thuế dành cho doanh nghiệp Mỹ triển khai lĩnh vực này tại quê nhà.
Nhập cư cũng là chủ đề xuất hiện xuyên suốt trong bài phát biểu. Ông chỉ trích chính sách “mở cửa biên giới” của người tiền nhiệm dẫn đến t́nh trạng “hàng trăm ngh́n người vượt biên trái phép mỗi tháng”, trong đó có tội phạm nguy hiểm. Trên cơ sở đó, Tổng thống Trump ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới phía Nam và triển khai quân đội cùng lực lượng tuần tra để “đẩy lùi xâm lược”. Song song với đó, chính trị gia này cũng đề cập thị thực “thẻ vàng”, cho phép người nước ngoài đóng 5 triệu USD để trở thành công dân Mỹ.
Trong các vấn đề khác, nhà lănh đạo cho biết đă “chấm dứt mọi sự kiểm duyệt của chính phủ”, loại bỏ chính sách “đa dạng, b́nh đẳng và ḥa nhập” trên toàn nước Mỹ và khẳng định sẽ bảo vệ trẻ em xứ cờ hoa khỏi “hệ tư tưởng độc hại”.
Đôi nét đối ngoại
Dành phần lớn thời lượng cho các vấn đề đối nội, ông Trump không bỏ qua đối ngoại. Một trong số đó là áp thuế quan hàng hóa nhập khẩu. Ông cho rằng các quốc gia khác áp dụng mức thuế với Mỹ cao hơn nhiều so với mức Mỹ áp dụng cho hàng hóa của họ, coi đây là điều bất công. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh việc “phải trả thuế quan nếu không sản xuất sản phẩm tại Mỹ”. Trước đó, mức thuế quan 25% áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu Mexico và Canada đă khiến quan hệ giữa Mỹ và hai nước này trở nên đặc biệt căng thẳng.
Nêu lại nỗ lực đổi tên Vịnh Mexico thành Vịnh Mỹ, Tổng thống Donald Trump khẳng định xứ cờ hoa “bắt đầu giành lại kênh đào Panama” và muốn mua lại đảo Greenland v́ lư do chiến lược và an ninh quốc gia. Đáng chú ư, ông đă nhiều lần nêu đề xuất này từ nhiệm kỳ đầu tiên, bất chấp phản đối từ Đan Mạch.
Theo Financial Times (Anh), nhà lănh đạo đă có thái độ ḥa hoăn hơn về vấn đề Ukraine. Ông cho biết đă nhận được “một lá thư quan trọng” từ Kiev, khẳng định “với sự lănh đạo, dẫn dắt của tôi”, nhà lănh đạo Ukraine cam kết sẽ “tham gia đàm phán càng sớm càng tốt… để sớm có ḥa b́nh bền vững” và kư thỏa thuận về khoáng sản vào thời điểm “thuận tiện” cho Washington.
Về Trung Đông, Mỹ sẽ tiếp tục “hồi hương con tin từ Dải Gaza” và hướng tới xây dựng một tương lai ḥa b́nh, thịnh vượng của khu vực trên nền tảng Hiệp ước Abraham. Tuy nhiên, chính trị gia này không nhắc đến kế hoạch đưa người Palestine ra khỏi Dải Gaza và tái thiết khu vực với sự tham gia của quân đội Mỹ.
Trong bài phát biểu, nhận định về việc tái cử nhiệm kỳ thứ hai, ông Donald Trump nói: “Nước Mỹ đă trở lại”. Tuy nhiên, liệu sự trở lại của nhà lănh đạo này, kéo theo những chính sách quyết liệt song không kém phần tranh căi, có đồng nghĩa với sự “vĩ đại trở lại” của xứ cờ hoa hay không? Đáp án vẫn c̣n ở phía trước.
|
|