Sức mạnh của đồng EURO - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Sức mạnh của đồng EURO
Dù phải đối mặt với nhiều bất ổn nhưng tỉ giá euro/đô-la Mỹ luôn cao hơn so với xuất phát điểm năm 1999.
Bất chấp tình hình bất ổn, đồng euro vẫn trụ vững trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà phân tích và nhà đầu tư, đặc biệt là những người ở Mỹ. Tháng 7 năm 2008, đồng euro chạm đỉnh 1,60 đô-la và dao động ở mức tỉ giá giao dịch từ 1,20 đô-la đến 1,60 đô-la trong suốt thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng nợ công. Dù phải đối mặt với nhiều bất ổn nhưng tỉ giá euro/đô-la Mỹ luôn cao hơn so với xuất phát điểm năm 1999.

Kể từ ngày đầu tiên ra đời cho đến nay, vị thế của đồng euro trong dự trữ quốc tế cũng tăng lên đáng kể. IMF có một cơ sở dữ liệu thu thập qua thời gian thể hiện thành phần của dự trữ ngoại hối chính thức được chia theo loại tiền tệ. Theo đó, dữ liệu của quý I năm 1999 cho thấy đồng euro chiếm 18,1% dự trữ ngoại hối được phân bổ toàn cầu. Đến cuối 2012, sau 3 năm khủng hoảng, tỉ lệ này đã tăng lên tới 23,9%.

Dữ liệu khách quan trên đã phủ nhận những câu chuyện bịa đặt của phe hoài nghi châu Âu, giúp giải thích tại sao đến đầu năm 2013, những lời tiên đoán về ngày tàn của châu Âu, cụ thể là về sự tan rã của khu vực sử dụng đồng euro, hầu như biến mất. Phe hoài nghi liên tục vấp phải những thất bại về mặt phân tích rất dễ nhận ra, ngay cả trong giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc khủng hoảng đầu năm 2012.Thất bại phân tích đầu tiên liên quan đến bản chất “tổng bằng 0” của tỉ giá hối đoái chéo. Bắt đầu từ năm 2010, Mỹ khởi động chính sách đô-la giá rẻ với dự định nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài dưới hình thức giá nhập khẩu cao hơn đối với năng lượng, hàng điện tử, dệt may mặc và các hàng hóa công nghiệp khác. Chính sách đô-la rẻ được thể hiện trong vô số tuyên bố, bao gồm Thông điệp Liên bang của Tổng thống Obama năm 2010, qua đó ông thông báo Sáng kiến Xuất khẩu Quốc gia.

Trong bài diễn văn ở Tokyo ngày 14 tháng 10 năm 2012, cựu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Ben Bernanke đe dọa rằng, các đối tác thương mại sẽ có tỉ lệ lạm phát cao hơn nếu họ không cho phép tăng cường sức mạnh tiền tệ của mình so với đồng đô-la. Vì Mỹ muốn đồng đô-la rẻ nên họ muốn đồng euro mạnh tính theo đô-la. Trên thực tế, Mỹ đang sử dụng các công cụ chính sách quyền lực để nâng cao sức mạnh của đồng euro. Việc tại sao nhiều nhà phân tích của Mỹ lại không hề đề cập đến vấn đề hiển nhiên này cho đến nay vẫn là một bí ẩn, nhưng một đồng euro thường xuyên suy yếu luôn đi ngược lại với chính sách của Mỹ.

Thất bại phân tích thứ hai liên quan đến xu hướng gộp các cuộc khủng hoảng xảy ra cùng lúc trong lĩnh vực nợ, ngân hàng và tiền tệ làm một. Các nhà phân tích nhìn vào trái phiếu nhà nước đang mất khả năng thanh toán ở Hy Lạp và các ngân hàng suy yếu ở Tây Ban Nha, rồi vội vàng kết luận rằng đồng euro cũng phải suy yếu theo. Đây là một kết luận hết sức hời hợt. Về mặt kinh tế, không có gì mâu thuẫn giữa trái phiếu yếu, ngân hàng yếu và một đồng tiền mạnh.

Lehman Brothers là một ví dụ điển hình. Năm 2008, Lehman mất khả năng thanh toán nhiều tỉ đô-la nghĩa vụ trái phiếu. Sự vỡ nợ này là dấu chấm hết với những trái phiếu đó, nhưng không phải với đồng đô-la, vì tiền tệ cơ sở của trái phiếu có một động năng khác ngoài bản thân trái phiếu đó.Sức mạnh của một đồng tiền liên quan đến chính sách của ngân hàng trung ương và dòng vốn toàn cầu, hơn là số phận của một vài loại trái phiếu cụ thể. Những nhà phân tích xem các ngân hàng châu Âu, trái phiếu và một loại tiền tệ duy nhất như đối tượng của cùng một vấn đề đã phạm phải một sai lầm cơ bản. Đồng euro có thể đứng vững bất chấp kết cục của trái phiếu Hy Lạp và các ngân hàng Ireland có như thế nào đi nữa.

Điểm mù thứ ba trong phân tích là họ không nhận ra rằng, dòng vốn lấn át luồng mậu dịch trong việc thiết lập tỉ giá hối đoái. Các nhà phân tích đã chú trọng một cách thái quá vào nhận định rằng châu Âu thiếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu, đặc biệt là những nước yếu hơn trong khu vực sử dụng đồng euro: Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Hy Lạp và Síp. Khả năng cạnh tranh xuất khẩu quan trọng đối với tốc độ tăng trưởng, nhưng không phải là yếu tố quyết định đối với tỉ giá hối đoái.

Dòng vốn chảy vào khu vực sử dụng đồng euro từ Cục Dự trữ Liên bang dưới hình thức hợp đồng hoán đổi tiền tệ của ngân hàng trung ương với ECB, và từ Trung Quốc dưới hình thức phân bổ dự trữ và vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đã thiết lập một nền móng vững chắc cho đồng euro. Nếu hai nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc không muốn đồng euro đi xuống, thì nó sẽ không đi xuống.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 2 Days Ago
Reputation: 344299


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 128,821
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,436 Times in 5,394 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 36 Post(s)
Rep Power: 163 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 02:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.06016 seconds with 14 queries