Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không “loại trừ” việc sử dụng sức mạnh quân sự để chiếm Greenland và ‘100%’ Mỹ sẽ giành được ḥn đảo bán tự trị của Đan Mạch.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông chắc chắn rằng Washington sẽ tiếp quản Greenland và rằng ông đă có những cuộc thảo luận “hoàn toàn” thực sự về việc sáp nhập lănh thổ tự trị của Đan Mạch.
Theo đài RT của Liên bang Nga ngày 30/3, trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với đài NBC của Mỹ vào hôm trước (29/3), ông Trump nói: “Chúng ta sẽ giành được Greenland. Đúng vậy, 100%”.
Nhà lănh đạo Mỹ tuyên bố rằng có một “khả năng lớn” là Washington có thể làm điều đó mà không cần dùng đến sức mạnh quân sự, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ không “loại trừ bất cứ điều ǵ”.
Theo Tổng thống Trump việc sáp nhập Greenland là một vấn đề liên quan đến “ḥa b́nh quốc tế” cũng như “an ninh và sức mạnh quốc tế”.
Khi được hỏi động thái này sẽ gửi thông điệp ǵ đến phần c̣n lại của thế giới, ông Trump trả lời: “Tôi thực sự không nghĩ về điều đó. Tôi thực sự không quan tâm”.
Trước đó, vào đầu tuần, một đoạn video được Tổng thống Mỹ chia sẻ, tuyên bố rằng ḥn đảo đang bị đe dọa bởi “sự gây hấn của Liên bang Nga” và “sự bành trướng của Trung Quốc”.
Đoạn clip nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác giữa Greenland và Mỹ “không chỉ là lịch sử. Đó là định mệnh”.
Trong khi đó, vào hôm 28/3, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin khẳng định rằng Moskva (Moscow) “chưa bao giờ đe dọa bất kỳ ai ở Bắc Cực”.
Theo đài RT, cuộc phỏng vấn ông Trump được thực hiện chỉ một ngày sau khi Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance đến thăm lănh thổ Bắc Cực giàu tài nguyên này.
Theo hăng CNN ngày 29/3, chuyến thăm của ông Vance đă vấp phải sự phản đối của cư dân địa phương và bị các nhà lănh đạo của họ tuyên bố là “không được chào đón”.
Phát biểu khi tới một căn cứ quân sự của Mỹ ở Greenland, ông Vance nói: “Chúng tôi muốn duy tŕ mối quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người. Nhưng để có quan hệ tốt, đôi khi bạn phải thể hiện sức mạnh của ḿnh”.
CNN cho biết đây là thông điệp rơ ràng nhất gửi đến người dân Greenland, những người đang lo lắng trước tuyên bố của Tổng thống Donald Trump rằng Mỹ “sẽ giành được Greenland bằng cách này hay cách khác”.
Ông Vance, người chỉ quyết định thực hiện chuyến đi vài ngày trước đó, tuyên bố rằng Đan Mạch đă bỏ bê ḥn đảo này và rằng Mỹ không thể tiếp tục làm ngơ trước những tham vọng bị cáo buộc của Liên bang Nga và Trung Quốc đối với Greenland.
Ông Vance tuyên bố: “Thông điệp của chúng tôi gửi tới Đan Mạch rất đơn giản. Các bạn đă không làm tṛn trách nhiệm với người dân Greenland”.
Ông Vance nhiều lần khẳng định ḥn đảo này đang trong t́nh trạng dễ bị tổn thương và Mỹ “không c̣n lựa chọn nào khác” ngoài việc tăng cường hiện diện tại đây.
Theo ông Vance, Greenland sẽ có lợi hơn nếu nằm dưới “chiếc ô an ninh của Mỹ hơn là của Đan Mạch” và chính sách của Mỹ là thay đổi sự lănh đạo của Đan Mạch trên ḥn đảo này. Dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng tương lai của Greenland vẫn thuộc về quyết định của người dân nơi đây.
“Người dân Greenland sẽ có quyền tự quyết. Chúng tôi hy vọng họ chọn hợp tác với Mỹ, v́ chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới sẽ tôn trọng chủ quyền của họ và bảo đảm an ninh của họ bởi v́ an ninh của họ cũng chính là an ninh của chúng tôi”, ông Vance nói.

Quang cảnh thành phố Nuuk, Greenland. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Trump ban đầu đề xuất mua lại lănh thổ tự trị của Đan Mạch trong nhiệm kỳ đầu tiên vào năm 2019 và đă khơi lại cuộc thảo luận này sau khi trở lại cương vị tổng thống.
Kể từ đó, ông Trump liên tục cam kết đưa ḥn đảo này trở thành một phần của Mỹ, lập luận rằng điều này là cần thiết v́ lư do an ninh.
Những tuyên bố của tổng thống Mỹ đă vấp phải phản ứng giận dữ từ Copenhagen.
Bộ trưởng Quốc pḥng Đan Mạch Troels Lund Poulsen tuần này tuyên bố rằng những hành động như vậy không phù hợp với một đồng minh thân cận và chỉ làm “gia tăng căng thẳng”, đồng thời cáo buộc ông Trump đă đi “quá xa”,
Vào giữa tháng 3/2025, Nghị sĩ Đan Mạch và Chủ tịch Ủy ban Quốc pḥng Rasmus Jarlov đă cảnh báo rằng tham vọng sáp nhập ḥn đảo của Mỹ có thể dẫn đến một cuộc chiến giữa các quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Thủ hiến Greenland, ông Mute B. Egede, cũng lên án điều mà ông gọi là “sức ép hung hăng” từ phía Mỹ.
VietBF@ sưu tập