Nước Mỹ hiện nay không có vua và bất cứ tham vọng độc tài nào cũng sẽ đối mặt với sự thịnh nộ dữ dội của dân chúng, đặc biệt khi việc chà đạp Hiến Pháp không phải là một dấu hiệu mơ hồ mà là một bằng chứng rơ ràng. Một nửa nước Mỹ đă không hề bỏ phiếu bầu cho Trump nay đang biến sự giận dữ thành hành động dứt khoát và cụ thể. Ở đâu có thể sẽ không xảy ra, nhưng ở Mỹ này, chuyện mà dân chúng
"lật thuyền" chính quyền là điều không phải xảy ra chỉ có một lần và không chỉ ở trong các cuộc bầu cử lớn nhỏ…
Cuộc biểu t́nh chống Trump với sự tham dự của chừng 20,000 người tại Washington, D.C. ngày 5 tháng Tư, 2025. (Ảnh minh họa)
"Bọn đần độn đang cai trị nước Mỹ"
Ngày 29 tháng Ba, khi Elon Musk tiếp tục là tiêu điểm về chính trị qua những hành động phá hoại nước Mỹ thông qua
"công cụ" DOGE, dưới sự chống lưng của Donald Trump, và tay này đang t́m cách né tránh một vụ kiện do việc đưa hối lộ công khai cho cử tri Wisconsin trước cuộc đua vào Tối Cao Pháp Viện của tiểu bang này.
Hàng ngàn người đă có mặt bên ngoài các đại lư Tesla trên khắp thế giới, Phong trào
"Tesla Takedown" đă bùng nổ ra dữ dội suốt nhiều tuần qua và hôm 29 tháng Ba được coi là
"Ngày hành động trên toàn cầu". Những người tổ chức cho biết các cuộc biểu t́nh nóng hực chống Elon Musk đă được tổ chức tại hơn 250 thành phố trên toàn thế giới. Ở Boston, giữa trời lạnh buốt, những người biểu t́nh tụ tập ở Boylston Street, kêu gọi chấm dứt
"chế độ độc tài của các tỷ phú", ở Manhattan, đoàn người biểu t́nh la to:
"Ê Elon Musk, hăy xéo đi!"
Trước pḥng trưng bày xe Tesla ở West Village (New York), cạnh bên khách sạn Standard, hàng trăm người hô vang:
"Hăy đốt một chiếc Tesla/Hăy cứu nền dân chủ". Nhiều người khác cầm tấm b́a đỏ với h́nh Elon Musk cùng với hàng chữ:
"Tôi đang ăn cắp". Một số người khác cũng cầm tấm bảng ghi rơ:
"Chẳng ai bầu cho Musk. Quốc Hội: Hăy xóa sổ DOGE!"
Tờ
The New Yorker có trích dẫn lời một người biểu t́nh, ông Stephen Loffredo, giáo sư chuyên về luật Hiến Pháp:
"Đây là sự chiếm đoạt quốc gia của đám tỷ phú mà chẳng có ai bầu lên, theo một cách thức hoàn toàn thối nát. Musk đă mua chức tổng thống cho Trump, và giờ Trump đang chuyển tiền đóng thuế của chúng ta vào túi của Musk. Họ đang phá hoại nền dân chủ của chúng ta. Đây không phải là chuyện kịch tính hóa sự việc mà là vấn đề rất đáng lo ngại. Đảng Dân Chủ chẳng làm ǵ khác hơn là co lại ngồi nh́n. Giới hoạt động chính trị và những người khác cần phải thể hiện sự phản kháng mạnh mẻ ngay bây giờ, trước khi đă quá muộn".
Một người biểu t́nh cầm tấm bảng ghi,
"Trump là một Phó tổng thống tệ hại", ám chỉ rằng tổng thống thật sự đang điều hành quốc gia là Elon Musk chứ không phải là Donald Trump.
Devrim Eryurek, một người gốc Thổ Nhĩ Kỳ, có nói:
"Tôi chưa bao giờ thấy đất nước này bị rơi vào t́nh trạng hỗn loạn và chính trị lại quá bất ổn như thế này. Thổ Nhĩ Kỳ đang nằm dưới sự cai trị của tên độc tài Erdoğan. Những ǵ mà chúng ta đang trải qua ở đây rất giống những ǵ mà Thổ Nhĩ Kỳ đă từng trải qua gần 25 năm trước đây". Và một người tên Ray Rigisich nói:
"Tôi tốt nghiệp với tấm bằng khoa học chính trị vào cuối năm ngoái. Tôi có cảm giác như tất cả nguyên tắc dân chủ mà tôi vừa học đă bị vứt ra cửa sổ. Giống như mọi thứ đă hoàn toàn bị biến mất…"
Trong hàng loạt sinh hoạt chính trị nóng hừng hực đang diễn ra khắp nước Mỹ, không thể không kể đến tour
"Fighting Oligarchy" của Thượng nghị sĩ Bernie Sanders và Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez tổ chức tại hàng loạt thành phố Mỹ vào hạ tuần tháng Ba. Cuộc mít tinh ở Denver của họ đă thu hút đến 34,000 người (để so sánh, buổi vận động tại Houston của Kamala Harris, có sự tham dự của ca sĩ Beyoncé, chỉ lôi kéo được khoảng 30,000 người). Tất cả những người đến dự không chỉ để nghe Bernie Sanders và Alexandria Ocasio-Cortez diễn thuyết mà c̣n để bày tỏ sự phản đối
"bọn đần độn đang cai trị nước Mỹ" như hàng chữ in trên áo những người biểu t́nh (
"MORONS ARE GOVERNING AMERICA")…
Tuy bị tổn thương nặng nhưng nền dân chủ vẫn chưa chết
Chỉ mới hai tháng rưỡi, nước Mỹ đă biến thành một quốc gia phi dân chủ ở mức độ mà những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng không thể h́nh dung ra nỗi. Nước Mỹ ch́m sâu vào màn đêm u ám. Tuy nhiên, ánh sáng dần dần đă ló dạng. Hệ thống chính trị Mỹ có thể thối nát, đảng Cộng Ḥa có thể trở thành
"đảng Trump", đảng Dân Chủ có thể bị tê liệt… nhưng người dân th́ sẽ không đầu hàng. Không khí tức giận ngày càng sôi sùng sục, khi người ta chứng kiến sự phá hủy nền dân chủ và sự chà đạp trắng trợn lên Hiến Pháp, khi sự bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận xảy ra từng ngày từng giờ, khi sự chà đạp các tổ chức tư nhân độc lập ngày càng lộ liễu và công khai…
Bằng chứng thời sự rơ nhất cho ánh sáng dân chủ là chiến thắng ghế chánh án Tối Cao Pháp Việnở tiểu bang Wisconsin của Susan Crawford vào ngày 1/4/2025. Cuộc đua giữa Susan Crawford và đối thủ Cộng Ḥa Brad Schimel đă được xem như là cuộc trưng cầu dân ư về sự đồng ư hay bất măn của cử tri về những ǵ mà Donald Trump và Elon Musk đă làm kể từ ngày họ thao túng sân khấu chính trị quốc gia. Trước ngày bầu cử, Musk cùng nhiều tổ chức cánh hữu đă chi ra đến 21 triệu USD để mua phiếu.
Chiến thắng của Susan Crawford là bằng chứng nữa cho thấy nếu có được hành động cụ thể, người dân sẽ có thể
"lật thuyền", rằng không phải có tiền có thể mua được tất cả mọi t́nh huống, mọi trường hợp, dù đồng tiền đă mua đứt được một tổng thống. Trong cuộc bầu cử chánh án tiểu bang Wisconsin, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu rất cao. Năm 2023, cuộc đua vào Tối Cao Pháp Viện Wisconsin thu hút hơn 1,8 triệu phiếu. Cuộc đua 2025 có đến 2,3 triệu phiếu, dĩ nhiên phần lớn là phiếu bầu cho Susan Crawford.
Cuộc thăm ḍ của
Economist-YouGov được cho thực hiện từ ngày 22 đến 25 tháng Ba đă ghi lại những ǵ đang xảy ra: Dù có 29% số ư kiến được khảo sát bày tỏ ủng hộ tuyệt đối màn tŕnh diễn của Trump nhưng có đến 40% là phản đối rất dữ dội. Có 67% dân theo Cộng Ḥa
"rất ủng hộ" Trump, nhưng 80% thành phần theo Dân Chủ lại phản đối mạnh mẽ. Cần biết, hiếm khi có đến 80% thành phần theo Dân Chủ cùng đồng thuận về bất cứ điều ǵ (The Washington Post, 2/4/25).
Cũng cần nói thêm, nhiều người cho rằng làn sóng phản đối Trump 2.0 không bằng những ngày đầu của Trump 1.0. Điều này thật sự không đúng. Một nghiên cứu của
Crowd Counting Consortium cho công bố ngày 19/3 cho thấy
"có hơn gấp đôi con số cuộc biểu t́nh trên đường phố so với cùng thời kỳ tám năm trước đây".
Nhóm chuyên gia nghiên cứu kết luận,
"Cuộc phản kháng chống lại chương tŕnh nghị sự của Trump không chỉ có tồn tại và mở rộng. Nó c̣n thông minh, đa dạng và có lẽ đây chỉ mới là sự bắt đầu". Với nhiều chính trị gia phe Dân Chủ, họ đang nhận thấy sự phẫn nộ và nỗi sợ hăi thực sự của người dân có thể được khai thác trở thành động lực biến đổi cho các cuộc bầu cử trong tương lai gần. Người dân đang nói,
"Tất cả đang rất cấp bách, đáng báo động, và mối nguy hiểm cần phải được đánh động liên tục". Ai cũng có thể thấy ra điều đó.
Có thể t́m thấy động lực tương tự này ở Pennsylvania, nơi mà thành viên Dân Chủ James Malone, thị trưởng East Petersburg, đă giành chiến thắng ghế Thượng Viện tiểu bang trong cuộc bầu cử đặc biệt ngày 25 tháng Ba tổ chức tại Lancaster County, nơi từng bỏ phiếu ủng hộ cho Trump.
Cuộc biểu t́nh chống Trump tại Washington, D.C. ngày 5/4/2025. (Ảnh minh họa)
Luật của Trump và luật của… người dân Mỹ
Tính cho đến ngày 1/4/2025, nếu không kể có 5 vụ kiện đă được đóng lại, chính phủ Trump đang đối mặt với tổng cộng là 162 vụ kiện. Chỉ riêng Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sinh, cùng với Bộ trưởng Robert F. Kennedy Jr., hiện đối mặt loạt đơn kiện từ các Bộ trưởng Tư Pháp và Thống đốc Dân Chủ tại 23 tiểu bang và Washington, D.C. (người ta cáo buộc bộ này đột ngột cắt 12 tỷ USD nguồn tài trợ cho y tế công cộng).
Trong khi đó, một số hăng luật lớn, thoạt đầu e ngại phải đối đầu với Trump v́ sợ bị trả thù, bây giờ sẵn sàng với ván cờ
"châu chấu đá xe". Hạ tuần hồi tháng Ba, hai hăng luật khổng lồ
Jenner & Block và
WilmerHale, vốn có liên hệ gần gũi với giới chính trị gia Washington, đă đâm đơn kiện chính quyền Trump nhằm phản đối các sắc lệnh hành pháp nhắm vào họ và khách hàng của họ.
Họ tố cáo chính phủ sử dụng các sắc lệnh vi hiến để trừng phạt hoặc thậm chí ngăn chặn những phát ngôn
"không thuận tai". Diễn biến này là sự thay đổi đáng khích lệ đối với nhiều luật sư đang vận động hệ thống luật quốc gia cùng đoàn kết đứng lên tranh đấu v́ pháp quyền. Trước đó một ngày, hai chánh án đă ban hành lệnh tạm thời chặn một số trong các lệnh hành pháp của Trump nhằm vào hai hăng luật
Jenner và
Wilmer nói trên.
Cho đến nay, Trump đă áp đặt một số hạn chế nhằm vào 5 hăng luật:
"Perkins Coie"; "Jenner & Block"; "Covington & Burling"; "Paul, Weiss, Wharton, Rifkin & Garrison" và
"WilmerHale". Trump cũng kư lệnh trừng phạt các công ty về luật di trú và các luật sư di trú mà chính phủ quy chụp họ đă thực hiện
"những vụ kiện gây phiền nhiễu". Cách thức của Trump là đưa ra các hạn chế, chẳng hạn chặn không cho luật sư vào trụ sở các cơ quan chính phủ liên bang; ngừng không thuê luật sư nào từng làm việc cho những hăng luật
"cà chớn" với chính phủ và dọa trả đũa các doanh nghiệp đang có hợp đồng với chính phủ mà đă từng thuê luật sư của các hăng luật
"không biết điều" với chính phủ Trump…
Về người dân đứng lên biểu t́nh, Trump chụp mũ họ là
"bất hợp pháp", y hệt như cách chụp mũ quen thuộc của ĐCSTQ và Nga. Trong nhiệm kỳ đầu, Trump đă bày tỏ thái độ thù địch với người biểu t́nh. Trump thậm chí c̣n đề nghị nổ súng vào đoàn biểu t́nh ở công viên Lafayette, theo lời của cựu Bộ trưởng Quốc Pḥng Mark Esper.
"Các ông không thể bắn họ sao? Chỉ cần bắn vào chân họ hay ǵ đó?" Trump đă nói điều này vào tháng Sáu, 2020, theo lời ông Mark Esper kể lại.
Bây giờ, ở lần này, Trump đang ra lệnh cấm biểu t́nh trong khuôn viên đại học. Tuy nhiên, chẳng có
"ông vua Trump" nào có thể ra
"chiếu chỉ" cấm hàng ngàn hoặc thậm chí hàng chục ngàn người dân tập trung ở những địa điểm công cộng, chẳng hạn Washington Monument (nơi được quen gọi là
"Tháp Bút Ch́"), để bịt lại những cái loa phát vang rần
"Bọn đần độn đang cai trị nước Mỹ"…