R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Nov 2006
Posts: 29,880
Thanks: 28,873
Thanked 19,112 Times in 8,665 Posts
Mentioned: 161 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 782 Post(s)
Rep Power: 77
|
Hoàng Thuyên: Tập có khều được Hà Nội “ủ mưu” chống Mỹ và “ngoại giao tre pheo” đă đến hồi kết?
Chuyến thăm của Tập Cận B́nh và phản ứng giận dữ từ Trump, không đơn thuần là một sự kiện song phương. Nó là bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Hoặc tiếp tục lấp lửng trong bóng tối, hoặc bước ra ánh sáng với tư cách một đối tác chiến lược đáng tin cậy.
Bóng tối đằng sau “cuộc gặp đáng yêu”
Ngày 14-4-2025, giữa lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang có mặt tại Ba Đ́nh trong một cuộc gặp được mô tả là "đáng yêu" với Tổng Bí thư Tô Lâm (chữ ông Trump dùng), th́ bên kia bán cầu, tại pḥng Bầu dục, Tổng thống Donald Trump không giấu nổi vẻ giận dữ. Với phong cách đặc trưng của ḿnh, ông tung ra một tuyên bố làm rúng động giới quan sát quốc tế: “That’s a lovely meeting. Meeting like, trying to figure out, ‘how do we screw the United States of America’?” (Đó là cuộc gặp đáng yêu, một cuộc gặp giống như kiểu đang bày mưu tính kế để lừa gạt nước Mỹ) (1).
Trump không nói chơi. V́ cùng lúc, theo các nguồn tin chưa thể tiết lộ, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz đă quyết định hoăn (hoặc hủy?) chuyến thăm Việt Nam. Liệu đây có phải là dấu hiệu cảnh báo nghiêm trọng rằng, Washington không c̣n kiên nhẫn với thứ “ngoại giao tre pheo” mà Hà Nội từng lèo lái bao lâu nay? (2)
Nếu như trước đây, Việt Nam từng duy tŕ thành công vị trí “đứng giữa các ḍng chảy”, th́ nay ḍng chảy ấy đă trở thành sóng thần. Và chuyến thăm của ông Tập Cận B́nh chính là đợt thủy triều dâng cao nhất, báo hiệu một bước ngoặt sinh tử cho chiến lược quốc gia.
Âm mưu của Bắc Kinh
Bề ngoài, cuộc gặp giữa hai nhà lănh đạo cao nhất của Trung – Việt mang đậm chất nghi thức: T́nh hữu nghị, hợp tác toàn diện, tầm nh́n lâu dài. Nhưng đằng sau các thông cáo mềm mại là một danh sách yêu sách cứng rắn mà Bắc Kinh đă lặng lẽ trượt vào bàn nghị sự.
Trước tiên, với 10 nội dung trong Tuyên bố chung dài 8.000 chữ (Có lẽ hiếm có một tuyên bố quốc tế nào có độ dài kỷ lục như thế!) Trung Quốc yêu cầu Việt Nam tái khẳng định, từ cam kết “Một Trung Quốc” đến thừa nhận trật tự thế giới với các sáng kiến do Bắc Kinh khởi xướng, gồm các sáng kiến “phát triển – an ninh – văn minh toàn cầu” / “GDI – GSI – GCI ” (3). Đây không chỉ là vấn đề biểu tượng, mà c̣n nhằm buộc Việt Nam chấp nhận một trật tự không có Mỹ (4), gây sức ép lên mối quan hệ Việt – Mỹ trong bối cảnh Hoa Kỳ gia tăng hỗ trợ Đài Loan.
Thứ hai, Bắc Kinh muốn Hà Nội “im lặng” trước các hành động lấn chiếm vùng xám trên Biển Đông – một sự “tự kiềm chế trong phản ứng”, không đưa vụ việc ra Liên Hợp Quốc hay các tổ chức quốc tế, không công khai h́nh ảnh, bằng chứng lấn chiếm… Tất cả điều này đồng nghĩa với sự ngầm chấp nhận.
Thứ ba, các cuộc tiếp xúc quốc pḥng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, Nhật Bản, hay Ấn Độ bị xem như mối đe dọa, và Trung Quốc thúc ép Việt Nam tạm dừng hoặc làm chậm tiến tŕnh này.
Thứ tư là chiến lược “ràng buộc mềm” về kinh tế: Tăng cường đầu tư, cho vay, cung cấp công nghệ (5G, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch, công nghệ xây dựng đường bộ và đường sắt) nhằm khiến Việt Nam không thể rời khỏi quỹ đạo “sân sau” của Bắc Kinh.
Và thứ năm là một thông điệp ngầm từ bài viết của Tập Cận B́nh đăng trên báo Nhân Dân cũng vào ngày 14/4: Chiến tranh thương mại và chiến tranh thuế quan không có bên thắng, chủ nghĩa bảo hộ không có lối thoát. Việt Nam không nên nghiêng về phương Tây, một khi Hà Nội đă thừa nhận “Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung – Việt” (5).
Xem vậy để thấy, chuyến thăm không chỉ là phép xă giao – đó là một lời răn đe ngoại giao được che giấu pha lẫn cưỡng bức chính trị. Và Hà Nội, một lần nữa, lại bị đẩy đến sát mép vực của một cuộc chọn bên không thể tŕ hoăn.
Việt Nam chống đỡ ra sao?
Sự kiện ông Tô Lâm tiếp đón ông Tập trong bối cảnh vừa mới có cuộc điện đàm lịch sử với Tổng thống Trump khiến dư luận quốc tế sửng sốt. Liệu đây có phải vẫn là cách đi nước đôi, hay chỉ đơn thuần là nỗ lực “mua thời gian” cho các cuộc đàm phán trong những tháng tới?
Trong quá khứ, Việt Nam từng thành công với chiến lược “đi dây” giữa các cường quốc – khéo léo duy tŕ sự cân bằng để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ. Nhưng nay, sự cân bằng đó đă mất trụ.
Các nhà lănh đạo Việt Nam đang phải đối mặt với ba thực tế khắc nghiệt:
Một: Trung Quốc không c̣n chơi cờ nước dài, họ “chơi cờ vây” (6) – muốn đạt kết quả nhanh, ép buộc rơ ràng.
Hai: Mỹ dưới thời Trump không chấp nhận mập mờ – hoặc là bạn, hoặc là đối thủ (7).
Ba: Người dân và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam ngày càng nghiêng về phương Tây – khao khát dân chủ, minh bạch, và công lư
Trong bối cảnh đó, phản ứng của Việt Nam trong câu chuyện đón ông Tập mang tính pḥng ngự, lúng túng. Đón ông Tập đến Hà Nội trong khi vừa thiết lập đối thoại chiến lược toàn diện với Washington, khiến Việt Nam bị đánh giá là không nhất quán. Thỏa thuận ngầm “low profile trong phản ứng” về Biển Đông và công khai chấp nhận trật tự thế giới do Bắc Kinh thao túng, cũng như thừa nhận “tư tưởng Tập Cận B́nh” trong Tuyên bố chung, càng khiến Hà Nội bị nghi ngờ về mức độ cam kết với thế giới dân chủ trong trật tự quốc tế dựa trên luật lệ (9).
Nếu việc Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz hoăn đi thăm Việt Nam được kiểm chứng, cùng những ḍng tweets đầy ẩn ư từ Tổng thống Trump, tất cả như là một “đ̣n đánh phủ đầu” vào chiến lược ngoại giao lắt léo và thiếu trung thực của Việt Nam bao lâu nay.
Mỹ ra đ̣n: “Ngoại giao tre pheo” hết thời?
Chính sách "America First" của Trump chưa bao giờ chỉ là khẩu hiệu. Nay, nó trở thành một đ̣i hỏi mới: Đến lúc anh phải lựa chọn! Trong mắt chính quyền Trump, Việt Nam không thể tiếp tục là điểm trung chuyển trá h́nh cho hàng hóa Trung Quốc để lường gạt Mỹ như từ trước đến nay.
Chiến lược “ngoại giao cây tre” thời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được ca ngợi như biểu tượng của sự khôn khéo và linh hoạt. Nhưng vào thời đại phân cực, cây tre không c̣n chỗ để đong đưa. Thế giới đang bước vào thời kỳ “tách rời chiến lược” – từ chuỗi cung ứng đến hệ sinh thái kỹ thuật số, từ liên minh quốc pḥng đến không gian mạng.
Ngoại giao cây tre, tức là mềm dẻo, đong đưa theo chiều gió, không c̣n phù hợp. Trong thế giới hiện đại, nơi ranh giới địa – chính trị và chuỗi cung ứng đang bị "tách rời chiến lược", sự dè dặt không c̣n là thế mạnh, mà trở thành mối nguy.
Hà Nội buộc phải thoát ra khỏi “ảo tưởng đứng giữa” để trục lợi, v́ thế giới không c̣n dành chỗ cho sự trung lập giả vờ.
Gói thuế quan mới nhắm vào hàng Việt – cho dù phần lớn là sản phẩm thực sự do doanh nghiệp trong nước làm ra – chính là cú đánh vào tính mập mờ của hệ thống xuất xứ và đồng thời là thông điệp: “Chúng tôi không c̣n tin các anh!”
Kết luận: Đă đến lúc chọn đường
Chuyến thăm của Tập Cận B́nh và phản ứng giận dữ từ Trump, không đơn thuần là một sự kiện song phương. Nó sẽ là bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam: Hoặc tiếp tục lấp lửng trong bóng tối, hoặc bước ra ánh sáng với tư cách một đối tác chiến lược đáng tin cậy.
Sự khéo léo từng cứu Việt Nam trong quá khứ. Nhưng từ nay, khéo léo không c̣n đủ. Dân chủ, minh bạch, và ḷng tin là ba điều kiện tiên quyết để một quốc gia nhỏ và vừa có thể tồn tại giữa các siêu cường.
Cây tre, nếu không bén rễ trong ḷng dân chủ, sẽ bị gió lớn thổi bật gốc. Việt Nam cần một học thuyết đối ngoại mới – đặt dân tộc lên trên hết, đặt chính danh lên hàng đầu, và đặt ḷng dân làm nền móng cho mọi lựa chọn!
Lịch sử không chờ đợi. Cơ hội không đến hai lần. Và thế giới tự do đă gọi tên Việt Nam – vấn đề c̣n lại chỉ là: Hà Nội có dám trả lời hay không?
Thế giới đang bước vào thời kỳ "tách rời chiến lược" – từ chuỗi cung ứng đến hệ sinh thái kỹ thuật số, từ liên minh quốc pḥng đến không gian mạng.
Sự mập mờ, dè dặt không c̣n mua được thời gian – mà chỉ gieo thêm ngờ vực.
Henry
__________________
|