Trong một động thái táo bạo làm rúng động chính trường châu Âu, ông Andriy Melnyk – đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc, đồng thời là cựu Đại sứ Ukraine tại Đức – đă kêu gọi ông Friedrich Merz, Thủ tướng tương lai của Đức cung cấp cho Kiev 115 máy bay, 100 xe tăng Leopard và 98 tỷ USD viện trợ.
Ukraine nêu yêu cầu chưa từng có với Đức
Cụ thể, ông Melnyk đề xuất Đức cung cấp cho Ukraine 45 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon, 30 máy bay Tornado, 25 trực thăng vận tải NH90, 15 trực thăng tấn công Eurocopter Tiger, 100 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, cùng hàng trăm xe bọc thép, hệ thống pháo phản lực MARS-II và 150 tên lửa hành tŕnh Taurus – loại tên lửa mà Đức đă nhiều lần từ chối viện trợ cho nước này do lo ngại leo thang xung đột với Nga.
Ngoài ra, ông Melnyk c̣n đề nghị Berlin cam kết dành 0,5% GDP hàng năm từ nay đến năm 2029 – tương đương 86 tỷ Euro (98 tỷ USD) – để hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Lời kêu gọi này diễn ra ngay trước khi ông Friedrich Merz – lănh đạo Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) – thành lập chính phủ liên minh với CSU và SPD vào ngày 6/5/2025.
Trong khi chính phủ tiền nhiệm dưới thời Thủ tướng Olaf Scholz tỏ ra khá do dự trong việc viện trợ vũ khí, đặc biệt là tŕ hoăn việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine, th́ ông Merz đă thể hiện quan điểm cứng rắn hơn và sẵn sàng cân nhắc chuyển giao vũ khí tầm xa.
Tuy nhiên, yêu cầu của ông Melnyk vượt xa những ǵ mà các chính trị gia diều hâu nhất ở Đức từng đề xuất, tạo ra áp lực cực lớn đối với ông Merz, khi liên minh mới vẫn c̣n trong giai đoạn h́nh thành chính sách, theo Bulgarian Military.
Khó khăn về kỹ thuật và hậu cần
Điều đáng chú ư là, việc Đức chuyển giao các loại vũ khí hiện đại như Eurofighter Typhoon nếu thực sự diễn ra sẽ đ̣i hỏi Ukraine phải vượt qua rào cản lớn về đào tạo, hậu cần và bảo tŕ. Không quân Ukraine hiện chủ yếu sử dụng các máy bay MiG-29 và Su-27 do Liên Xô sản xuất, chưa có nền tảng để vận hành những chiến đấu cơ phương Tây tinh vi. Thậm chí các nước NATO như Ba Lan cũng mất nhiều năm để tích hợp F-16 sau khi chuyển đổi từ hệ thống vũ khí Liên Xô.
Các nhà phân tích cảnh báo rằng, nếu không đi kèm hỗ trợ hạ tầng và đào tạo toàn diện, việc chuyển giao quy mô lớn như vậy có thể mang tính biểu tượng hơn là hiệu quả tức th́.
Rủi ro chính trị và phản ứng trong nước
Đề xuất của ông Melnyk không chỉ gây tranh căi tại Berlin mà c̣n làm nổi bật những bất đồng trong nội bộ liên minh mới. Đảng SPD – do ông Lars Klingbeil lănh đạo – vẫn tỏ ra thận trọng, trong khi Bộ trưởng Quốc pḥng Boris Pistorius, một người ủng hộ Ukraine mạnh mẽ, lại không có tiếng nói quyết định trong đảng.
Về mặt tài chính, yêu cầu trích 0,5% GDP hàng năm để viện trợ cho Ukraine tương đương khoảng 22 tỷ Euro/năm – cao hơn gấp nhiều lần mức ngân sách viện trợ 4 tỷ Euro trong năm 2025 cho Ukraine mà quốc hội Đức đă phê duyệt.
Theo Bulgarian Military, t́nh h́nh tài khóa hiện tại khiến đề xuất của ông Melnyk trở thành gánh nặng khó gánh với nhiều cử tri Đức. Một khảo sát của DW hồi tháng 1/2025 cho thấy nhiều người dân Đức ưu tiên ổn định kinh tế hơn là viện trợ quân sự mở rộng.
Ngoài ra, nếu Đức đồng ư chuyển giao dù chỉ một phần yêu cầu của Ukraine, động thái này có thể thúc đẩy các quốc gia NATO khác như Anh và Pháp tăng viện trợ quân sự cho Kiev.
Ngược lại, Nga đă tuyên bố sẽ coi việc cung cấp tên lửa tầm xa như Taurus là “vượt lằn ranh đỏ”. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng các hành động như vậy sẽ làm leo thang chiến sự.
VietBF@ Sưu tập