Tính đến sáng 22-4 (theo giờ Việt Nam), đă có hơn 1.370 nhà kinh tế Mỹ, bao gồm những người từng giành giải Nobel kinh tế, cùng kư trong một tuyên bố chỉ trích chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Bộ đôi Peter Navarro và Howard Lutnick được mệnh danh là những quan chức thương mại “ghét thương mại” - Ảnh: AFP
Tuyên bố này là minh chứng rơ ràng cho sự đối lập quan điểm ngày càng gay gắt giữa ông Trump và các chuyên gia kinh tế "ḍng chính" xung quanh chiến lược điều hành kinh tế vĩ mô.
Đi ngược "tinh thần Mỹ"
Tuyên bố trên mang tên "Tuyên ngôn phản đối thuế quan: Lời kêu gọi bác bỏ những chính sách thuế quan có hại", được đăng tải lần đầu trên tên miền anti-tariff.org vào hôm 18-4.
Ban đầu tuyên bố được đồng soạn thảo và kư bởi các chuyên gia Vernon Smith (chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2022), James Heckman (chủ nhân giải Nobel kinh tế năm 2000), cựu thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa Phil Gramm và hơn 20 giáo sư kinh tế tại các trường ĐH hàng đầu Mỹ.
Xuất hiện liên tục trên trang web này là các nút bấm kêu gọi các chuyên gia kinh tế khác tiếp tục kư tên vào tuyên bố này. Trang web nhanh chóng lan truyền trong nội bộ cộng đồng kinh tế học Mỹ, thu hút sự ủng hộ lớn với hơn 1.370 chữ kư số từ các giáo sư, lănh đạo viện nghiên cứu kinh tế, công ty tài chính, chính khách về hưu (tính đến sáng 22-4)...
Tuyên bố trên khẳng định chính sách kinh tế mà ông Trump theo đuổi là một "sai lầm", vi phạm các nguyên tắc lập quốc của Mỹ và có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Bản tuyên bố khẳng định: "Sự thịnh vượng của nước Mỹ ngày nay, cũng như suốt chiều dài lịch sử của quốc gia này, bắt nguồn từ những nguyên tắc về tinh thần khởi nghiệp và trao đổi kinh tế tự nguyện.
Trong suốt 250 năm qua, Mỹ đă chứng minh với thế giới rằng khi một dân tộc được tự do sáng tạo và sản xuất v́ lợi ích của chính ḿnh cũng như của những đối tác thương mại, họ sẽ gặt hái sự sung túc ngày càng lớn, mức sống ngày càng cao và một nền an ninh bền vững.
Những người ủng hộ thuế quan cho rằng đây là hành động "giải phóng kinh tế". Nhưng thực chất thuế quan đang đảo ngược các nguyên tắc tự do từng mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng do nước Mỹ dẫn dắt".
Các nhà kinh tế cho rằng chính sách thuế quan hiện nay bắt nguồn từ "sự hiểu sai về t́nh h́nh kinh tế mà người Mỹ đang đối mặt". Họ nhấn mạnh thâm hụt thương mại không gây hại cho nền kinh tế, cũng không đồng nghĩa với suy thoái hay phản ánh sự thiếu công bằng từ các đối tác.
Ngược lại, nó c̣n cho thấy niềm tin vững chắc của các nhà đầu tư toàn cầu vào nền kinh tế Mỹ. Chính nhờ hoạt động đầu tư của họ vào Mỹ mang đến ḍng vốn để Washington nhập siêu từ các thị trường bạn, và chính những khoản đầu tư này củng cố sức mạnh cho nền kinh tế Mỹ và sức mạnh của đồng USD.
Tuyên bố chung này cảnh báo "cửa sổ cơ hội để đảo ngược những chính sách phi lư và gây tổn hại này đang dần khép lại". Nếu không sớm kết thúc, người lao động Mỹ sẽ phải gánh chịu hậu quả khi "giá cả tăng cao và nguy cơ suy thoái kinh tế kiểu tự bắn vào chân".
Khó thay đổi quan điểm thuế quan của ông Trump
Giới phân tích bắt đầu đặt ra câu hỏi: Trước áp lực từ các học giả kinh tế hàng đầu, liệu lần này ông Trump có nhượng bộ? Hiện cả ông Trump lẫn Nhà Trắng đều chưa đưa ra b́nh luận nên vẫn khó đoán ông sẽ tiếp thu, phớt lờ hay công kích gay gắt nhóm chuyên gia.
Dù thế nào th́ nhận định chung vẫn là thuyết phục ông Trump không phải chuyện dễ dàng. Khác với sự thất thường ông hay thể hiện, thái độ tiêu cực của Tổng thống Mỹ với thương mại toàn cầu và chính sách thuế quan đă được ông nuôi dưỡng từ hàng chục năm trước.
"Tôi có niềm tin rất lớn vào thuế quan. Nước Mỹ đang bị chèn ép. Chúng ta là một quốc gia mắc nợ, v́ vậy chúng ta phải đánh thuế, phải áp thuế quan, phải bảo vệ đất nước này" - ông Trump trả lời phỏng vấn truyền h́nh năm 1989.
Mệnh đề này càng được củng cố khi quy tụ dưới lá cờ của ông Trump là đội ngũ cố vấn kinh tế dựa trên ḷng trung thành nhiều hơn là chuyên môn. Tiêu biểu trong đó là ông Peter Navarro - cố vấn thương mại cho Tổng thống Trump - và Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick.
Cả hai cố vấn thương mại hàng đầu này có điểm chung là ủng hộ niềm đam mê thuế quan của Tổng thống Mỹ. Ông Navarro được cho là đă chấp bút hơn 13 dự thảo sắc lệnh hành pháp, trong đó có ít nhất 6 sắc lệnh đă được kư. Báo New York Times dẫn hai nguồn thạo tin khẳng định ông chính là tác giả của công thức tính thuế đối ứng dựa trên thâm hụt thương mại tai tiếng.
Rất rơ ràng Tổng thống Mỹ kỳ vọng các quan chức ḿnh chọn là "cánh tay nối dài" cho tầm nh́n chính sách của ông. Ông không cần họ "khuyên răn" và "ḱm chân" ông như những ǵ đă xảy ra ở nhiệm kỳ trước.
Do đó bản tuyên ngôn của các chuyên gia kinh tế dù thể hiện rơ sự đoàn kết của cộng đồng học thuật về tương lai nước Mỹ, nhưng vẫn rất khó làm lung lay quyết tâm đánh thuế của ông Trump.
Trung Quốc cảnh báo các nước
Ngày 21-4, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết nước này sẽ kiên quyết phản đối bất kỳ bên nào kư kết thỏa thuận gây bất lợi cho Trung Quốc và "sẽ thực hiện các biện pháp đối phó một cách kiên quyết và có đi có lại".
"Mỹ đă lạm dụng thuế quan đối với tất cả các đối tác thương mại dưới danh nghĩa cái gọi là "sự tương đương", đồng thời buộc tất cả các bên phải bắt đầu đàm phán cái gọi là "thuế quan đối ứng" với họ", Hăng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn bộ trên nói.
Tuyên bố đưa ra sau khi Hăng tin Bloomberg đưa tin rằng chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị gây sức ép với các quốc gia đàm phán thuế với Mỹ phải hạn chế thương mại với Trung Quốc, bao gồm cả việc áp đặt các biện pháp trừng phạt tiền tệ.
VietBF@ Sưu tập